Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi ở các lứa tuổi khác nhau. Từ 16 đến 78 tuổi, trong đó nhóm dưới 30 tuổi chiếm 57,7% (bảng 3.1) và (biểu đồ 3.1). Tuổi càng cao tỷ lệ bệnh nhân càng thấp.
Tỷ lệ mắc lơ xê mi cấp dòng lympho theo tuổi đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Vernant, Brun (1984) cho rằng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có tỷ lệ cao ở người trên 60 tuổi.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tuổi bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viện: tỷ lệ cao ở trẻ em và người trẻ tuổi. Đặng Ngọc Tiêu
(1997) tổng kết bệnh nhân lơ xê mi điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 1969 -1974 thấy 50% bệnh nhân dưới 35 tuổi [19], Nguyễn Thị Minh An thấy 50% trong số 474 bệnh nhân lơ xê mi cấp vào bệnh viện Bạch Mai từ năm 1985 -1989 dưới 30 tuổi [1]. Bạch Quốc Khánh cũng thấy 58% bệnh nhân lơ xê mi điều trị tại viện huyết học năm 1995 dưới 40 tuổi [9]. Phạm Quang vinh (2003) tại khoa huyết học bệnh viện bạch mai nhóm dưới 30 tuổi chiếm 50 %, dưới 45 tuổi chiếm 69% [27]. Như vậy có thể nói tỷ lệ cao bệnh nhân lơ xê mi cấp nằm viện là người trẻ tuổi.
Bệnh nhân nam trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiếm tới 55,9% tỷ lệ nam trên nữ là 1,23 (biểu đồ 3.1).
Sự phân bố bệnh nhân theo giới cũng đã được đề cập ở nhiều thông báo. Theo Lichman thì tỷ lệ hơi cao ở nam [34]. Ở Việt Nam nghiên cứu bệnh nhân nằm viện, các tác giả cũng thấy tỷ lệ nam cao hơn nữ. Nguyễn Ngọc Minh (1985), thông báo tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 52,8% [11]. Nguyễn Thị Minh An (1995) thấy tỷ lệ nam/nữ là 1,3 [1]. Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực (1987) nghiên cứu trẻ em thấy tỷ lệ nam nữ là 1,5 [7], Phạm Quang Vinh (2003) nghiên cứu tại bệnh viên bạch mai 1,08 [27].
Như vậy có thể nói phân bố theo tuổi và theo giới của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu cũng tương tự phân bố theo tuổi và theo giới bệnh nhân lơ xê mi cấp vào điều trị tại bệnh viên.