Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tể học mô tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2001-2005 (Trang 29 - 32)

Mặc dù nghiên cứu mang tính chính xác và độ tin cậy cao nh−ng vẫn còn một số hạn chế nhất định do các điều kiện khách quan.

Thứ nhất: việc chẩn đoán xác định ung th− chỉ có thể dựa trên các xét nghiệm giải phẫu bệnh, nh−ng do điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của nhân viên y tế tại các Bệnh viện/Viện ở Hà Nội không đồng đều, do vậy tỷ lệ các ca ghi nhận có làm xét nghiệm giải phẫu bệnh chỉ chiếm 57%.

Thứ hai: do việc nhận thức về bệnh ung th− ở cộng đồng còn hạn chế, vì vậy không phải tất cả các bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ bị ung th− hoặc bị ung th− đều đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị. Mặt khác, hệ thống dịch vụ y tế của n−ớc ta cũng ch−a đáp ứng đ−ợc việc khám định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm một số ung th− th−ờng gặp trên toàn dân. Tuy nhiên, tại Hà Nội, nhận thức của ng−ời dân và sự tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, nên ng−ời dân khi bị bệnh cũng dễ dàng tìm đến các cơ sở khám, chữa bệnh nhiều hơn so với bệnh nhân ở các địa ph−ơng khác. Do vậy, kết quả GNUT cũng có ý nghĩa hơn và có độ tin cậy lớn hơn.

Thứ ba: Do điều kiện hạn hẹp về kinh phí nên việc tiến hành ghi nhận tại cộng đồng dân c− Hà Nội mới cho kết quả trong 5 năm (2001-2005), vì vậy mà xu h−ớng phân bố ung th− tại cộng đồng dân c− Hà Nội cũng ch−a thực sự rõ ràng. Để có đ−ợc nhận xét về xu h−ớng cùng với kết quả chính xác hơn thì việc ghi nhận cần đ−ợc tiến hành theo dõi tiếp tục với thời gian dài hơn.

Thứ t−: Ph−ơng pháp nghiên cứu đ−ợc tiến hành của chúng tôi là ph−ơng pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả, do vậy nguyên nhân của từng loại ung th− là không thể xác định đ−ợc.

Kết luận

Qua nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh ung th− tại Hà Nội giai đoạn 2001- 2005, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Số ca ung th− ghi nhận đ−ợc là 20351 ca trong đó nam chiếm 54,7%; nữ chiếm 45,3%. Nh− vậy, xu h−ớng mắc ung th− của nam giới với nữ giới Hà Nội phù hợp với GNUT trên thế giới và các khu vực khác trong n−ớc.

- Tỷ lệ ung th− có chẩn đoán vi thể là 57,0 %, tỷ lệ này còn thấp đối với thế giới và các n−ớc trong khu vực, nh−ng đã đánh dấu sự cố gắng của ngành y tế Hà Nội trong công tác phát hiện và chẩn đoán sớm UT tại Hà Nội. Tuy nhiên, cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc tăng c−ờng trang thiết bị y tế và đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu thuộc lĩnh vực cận lâm sàng phục vụ cho chẩn đoán sớm bệnh ung th−.

- Tỷ lệ mới mắc ung th− thô trung bình hàng năm trong giai đoạn 2001- 2005 tại quận Hoàn Kiếm cao nhất: 164,2/100 000 dân. Nơi có tỷ lệ mới mắc thấp nhất là quận Long Biên: 37,3/100 000 dân. Với sự khác biệt lớn về tỷ lệ mới mắc UT giữa các vùng địa lý Hà Nội nh− vậy, ngành y tế cần phải kết hợp với các ngành chức năng liên quan khác có những nghiên cứu khoa học để tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây UT tại khu vực Hà Nội để có các giải pháp thích hợp nhằm làm giảm tỷ lệ mới mắc UT trong cộng đồng.

- Tỷ lệ mắc thô (CR) chung cả hai giới tại Hà Nội là 130,2/ 100 000 dân. Tỷ lệ này t−ơng đ−ơng với số liệu của nhiều quốc gia trên thế giới và một số địa ph−ơng trong toàn quốc,

- Tỷ lệ mắc ung th− tăng dần theo tuổi, tăng nhiều từ độ tuổi 40-44. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ung th− càng cao, nam giới mắc UT nhiều nữ giới. Một số bệnh ung th− đến độ tuổi 70 - 75 có xu h−ớng giảm dần.

- 10 loại ung th− phổ biến nhất ở nữ giới theo thứ tự là (ASR):

1. Ung th− vú: 28,5/100 000

2. Ung th− dạ dày: 14,3/100 000

3. Ung th− phế quản phổi: 10,5/100 000

4. Ung th− đại – trực tràng: 9,8/100 000 5. Ung th− cổ tử cung: 9/100 000 6. Ung th− giáp trạng: 5,4/100 000 7. Ung th− hạch: 5,3/100 000 8. Ung th− buồng trứng: 5,0/100 000 9. Ung th− gan: 4,3/100 000 10. Ung th− máu: 4,2/100 000

- 10 loại ung th− phổ biến nhất ở nam giới theo thứ tự là (ASR)::

1. Ung th− phế quản phổi: 38,5/100 000

2. Ung th− dạ dày: 29,2/100 000 3. Ung th− gan: 19,4/100 000 4. Ung th− đại - trực tràng: 13,5/100 000 5. Ung th− thực quản: 9,9/100 000 6. Ung th− hạch: 8,1 /100 000 7. Ung th− vòm: 7,2/100 000 8. Ung th− máu: 5,6/100 000 9. Ung th− bàng quang: 3,5/100 000

10. Ung th− hạ họng thanh quản: 2,8/100 000

- Một số ung th− hay gặp ở trẻ em: ung th− máu: 31,2%, u lympho ác tính, u não. - Xu h−ớng mới mắc ung th− tại cộng đồng dân c− Hà Nội ghi nhận đ−ợc giai đoạn 2001-2005 tăng dần trong các năm, đặc biệt là các loại ung th− có liên quan nhiều tới hút thuốc lá, môi tr−ờng, chế độ ăn và lối sống nh− ung th− phế quản - phổi, UT vú, UT dạ dầy, UT cổ tử cung.

Kiến nghị

1. Hoàn thiện hệ thống chuyên khoa ung b−ớu trên toàn quốc, từ đó có các giải pháp về nhân lực chuyên khoa sâu, ngân sách, trang thiết bị phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để từng b−ớc đáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển của chuyên khoa ung b−ớu trên toàn quốc và nhu cầu của ng−ời bệnh.

2. Cần có các biện pháp tuyên truyền giáo dục, can thiệp để phòng bệnh ung th− kịp thời nh− phòng chống tác hại của thuốc lá, xây dựng chế độ dinh d−ỡng hợp lý, xây dựng lối sống lành mạnh, kết hợp với các Ch−ơng trình sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung th− để từng b−ớc đẩy lùi tỷ lệ mắc ung th− và giảm tỷ lệ tử vong do ung th− trong những năm tới.

Đề tài luận án: Đặc điểm dịch tễ học mô tả ung th cộng đồng dân c Hà Nội giai đoạn 2001-2005

Chuyên ngành: VSHXH&TCYT

Mã số: 62.72.73.15

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn H−ng

Họ và tên ng−ời h−ớng dẫn:

1. GS.TS. Nguyễn Bá Đức

2. PGS.TS. Kh−ơng Văn Duy

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung −ơng – Bộ Y tế

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

Qua ghi nhận ung th− giai đoạn từ 2001 – 2005 cho thấy:

1. Đánh giá tình hình mắc Ung th− tại cộng đồng dân c− Hà Nội khá trầm

trọng nh−ng không có sự gia tăng đột biến và phân bố không đều giữa các quận,

huyện trong địa bàn Hà Nội, có sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ung th− càng nhiều, biểu hiện:

- Nam giới (54,7%) mắc nhiều hơn nữ giới (45,3%)

- Tỷ lệ mới mắc ung th− thô trung bình hàng năm trong giai đoạn 2001-

2005 tại quận Hoàn Kiếm cao nhất: 164,2/100 000 dân, thấp nhất là quận Long Biên: 37,3/100 000 dân.

- Tỷ lệ mắc thô (CR) chung cả hai giới tại Hà Nội là 130,2/ 100 000 dân.

- Tỷ lệ mắc ung th− tăng dần theo tuổi, tăng nhiều từ độ tuổi 40-44. Tuổi

càng cao thì tỷ lệ mắc ung th− càng cao, nam giới mắc UT nhiều nữ giới. Một số

bệnh ung th− đến độ tuổi 70 - 75 có xu h−ớng giảm dần.

- 10 loại UT hay gặp ở hai giới sếp theo thứ tự là: ung th− phế quản phổi,

ung th− dạ dày, ung th− gan, ung th− đại - trực tràng, ung th− thực quản, ung th−

vú, ung th− vòm họng, ung th− hạch, ung th− máu và ung th− bàng quang.

- Một số UT hay gặp ở trẻ em: ung th− máu: 31,2%, u lympho ác tính, u não.

2. Xu h−ớng mới mắc ung th− tại cộng đồng dân c− Hà Nội ghi nhận đ−ợc

giai đoạn 2001-2005 tăng dần trong các năm, đặc biệt là các loại ung th− có liên

quan nhiều tới hút thuốc lá, môi tr−ờng, chế độ ăn và lối sống nh− ung th− phế

quản - phổi, UT vú, UT dạ dày, UT cổ tử cung.

Đại diện tập thể h−ớng dẫn Nghiên cứu sinh

trích yếu luận án Tác giả luận án: Nguyễn Tuấn H−ng

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tể học mô tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2001-2005 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)