Các loại Raid

Một phần của tài liệu KNghiên cứu đề xuất giải pháp truy cập Internet an toàn cho mạng nội bộ trong các cơ quan nhà nước (Trang 33 - 36)

Raid level 0

Sử dụng chuẩn ghi song hành để ghi dữ liệu lên ổ đĩa. Vì thế tốc độ của chuẩn này thì nhanh và ít tốn kém vì chỉ dùng một thiết bị điều khiển Raid. Nhược điểm của nó là không bảo đảm an toàn dữ liệu. Khi một ổ cứng bị lỗi thì dữ liệu trên các ổ cứng còn lại sẽ không sử dụng được. Không thể thay nóng ổ cứng vì nếu mất một ổ cứng thì

toàn bộ dữ liệu sẽ không sử dụng được. Raid 0 đòi hỏi ít nhất hai ổ đĩa và dung lượng là tổng dung lượng Raid của các ổ đĩa. Ví dụ có hai ổ đĩa 80GB thì Raid 0 sẽ tạo thành một ổ đĩa 160GB.

Hình 2.14: Sơ đồ hoạt động của Raid level 0

Raid level 1

Sử dụng chuẩn ánh xạ hay ghép đôi để ghi dữ liệu lên các ổ đĩa. Tốc độ truy xuất dữ liệu bình thường như đối với một ổ đĩa đơn. Ưu điểm của Raid 1 là tính an toàn dữ liệu cao, vì dữ liệu được sao chép và lưu trũ trên hai ổ đĩa khác nhua. Khi một ổ đĩa hỏng thì ổ đĩa thứ hai sẽ hoạt động và dữ liệu được đảm bảo an toàn. Có thể thay nóng một ổ cứng bị hỏng. Công nghệ này cũng đòi hỏi ít nhất hai ổ cứng, và dung lượng sau khi Raid 1 là một nửa tổng dung lượng Raid của các ổ đĩa. Ví dụ có hai ổ đĩa 80GB sau khi Raid sẽ tạo thành một ổ đĩa 80GB và một ổ dự phòng.

Hình 2.15: Sơ đồ hoạt động của Raid 1

Raid level 5

Đây là loại Raid phổ biến nhất hiện nay vì tốc độ nhanh và độ an toàn dữ liệu cao vì sử dụng kết hợp chuẩn ghi song hành và kiểm tra tính chẵn lẻ (parity) của dữ liệu để ghi lên ổ đĩa.

Quy trình ghi và kiểm tra chẵn lẻ là khá phức tạp nên có thể hình dung theo hai quy luật là: Nếu tổng số bít nhiều nhất là số lẻ thì parity là bít 1, nếu tổng số bits nhiều nhất là số chẵn thì parity là số 0. Theo ví dụ hình 2.8 bên dưới nếu dữ liệu ghi vào đĩa 1 và đĩa 2 lần lượt là 1-0. Tổng số bít là 1 nên parity sẽ là 1. Vậy dữ liệu ghi trên 3 đĩa lúc này là 1-0-1. Nếu đĩa 1 bị hư hỏng thì dữ liệu lúc này sẽ là -0-1 và dựa vào quy luật

trên ta có thể suy ra dữ liệu trên ổ đĩa 1 là bít 1. Tương tự nếu ổ đĩa thứ hai bị hư thì dữ liệu sẽ là 1- -1 và dựa vào quy luật trên ta có thể suy ra bít trong ổ đĩa thứ hai là 0.

Ta có thể thấy dữ liệu có thể được lấy lại một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để đầu tư cho phương pháp này thì khá tốn kém. Nó yêu cầu ít nhất ba ổ đĩa và dung lượng ổ đĩa tạo thành là tổng dung lượng Raid trừ đi một đĩa.

Hình 2.16: Sơ đồ hoạt động của Raid 5

Raid level 1+0

Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay vì tính năng chạy nhanh hơn và độ an toàn cao do sử dụng kết hợp cả chuẩn song hành và chuẩn ánh xạ. Nó yêu cầu ít nhất 4 ổ cứng và chia thành 2 cặp. Mỗi cặp sẽ được cấu hình Raid 0 để tăng tốc độ đọc ghi dữ liệu. Và 2 ổ đĩa sau khi thực hiện Raid 0 sẽ được cấu hình Raid 1 với nhau để đảm bảo an toàn dữ liệu. Điều này cho thấy là chi phí cho loại này cũng rất cao. Tổng dung lượng ổ đĩa sau khi Raid 1-0 sẽ là một nửa tổng dung lượng Raid của các ổ cứng.

Một phần của tài liệu KNghiên cứu đề xuất giải pháp truy cập Internet an toàn cho mạng nội bộ trong các cơ quan nhà nước (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)