Công việc 7: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa (Trang 49 - 56)

1. Cụm điều chỉnh: GVN1-xx 2 Cụm truyền động: GVN2-

2.2.7 Công việc 7: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ

Mục tiêu của việc chạy rà nhằm đảm bảo các cơ phận của máy hoạt động trơn tru. Các nhóm chi tiết máy không va chạm nhau, tra mỡ vào bộ truyền xích theo chế độ vận hành trong thời gian đầu tiên mới được đưa vào sử dụng.

Đồng thời sẽ tiến hành cân chỉnh sơ bộ các bộ truyền động đai, truyền động xích đạt theo độ căng ban đầu.

Thời gian chạy rà ban đầu khoảng 10 phút.

Tiếp theo sẽ cho tiến hành gọt thử và cân chỉnh lại các bộ phận nhằm đảm bảo lớp vỏ nâu được cắt mỏng nhất tùy theo loại cơm dừa.

40

Hình 24: Chạy rà thử nghiệm sơ bộ

2.2.8 Công việc 8: Thử nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Mục tiêu của thử nghiệm là xác định các thông số thực tế nhằm xem xét, đánh giá sự phù hợp của các đặc tính kỹ thuật thiết bị (cơ cấu, kích thước cơ bản, khối lượng, vật liệu chế tạo, trang thiết bị, tài liệu...) với các chỉ tiêu đã đăng ký của đề tài. Và phải được ghi nhận đầy đủ thông qua các biên bản ghi chép trước khi xử lý số liệu chính thức của thiết bị.

Sau khi lắp hoàn chỉnh và chạy rà, ta tiến hành kiểm tra lại một lần nữa trước khi tiến hành xác định các thông số của thiết bị.

Máy được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất Thống Nhứt trong điều kiện bình thường.

41

Máy phải được đặt trên nền bằng phẳng, cứng vững ở nơi thoáng mát thuận tiện cho việc thử nghiệm về các điều kiện ánh sáng, độ ẩm, đủ không gian hoạt động, an toàn.... Tuân thủ theo quy định vận hành của thiết bị. Trước khi tiến hành thử nghiệm chính thức phải cho máy hoạt động không tải và thử nghiệm với năng suất , tải trọng cao nhất nhằm đảm bảo chắc chắn rằng máy làm việc ổn định, có thể hoạt động đạt các chỉ tiêu đã đăng ký.

Vật liệu thử nghiệm phải được lấy từ lô sản xuất gần nhất, có số lượng đủ lớn và kích thước phù hợp. Lấy lượng mẫu đại diện bằng tay để xác định chất lượng và đặc điểm ổn định của vật liệu đầu vào.

 Công tác chuẩn bị cho việc chạy thử nghiệm:

- Chuẩn bị đủ số lượng cơm dừa vừa tách ra khỏi gáo dừa khoảng 30 kg. Rửa sạch và cân chia thành 3 đợt thử.

- Chuẩn bị các dụng cụ đo cần thiết: Cân đồng hồ 20kg / Đồng hồ đo thời gian / Thước kẹp số / Đồng hồ kẹp đo điện đa năng / Thước dây

 Phương pháp lấy số liệu:

- Cho máy khởi động và chạy không tải 5 phút để ổn định hệ thống.

- Tiến hành chuẩn bị lấy số liệu theo nhiều đợt thử nghiệm. Các công đoạn sẽ tiến hanh tuần tự như sau: Cân trọng lượng ban đầu/ Cân trọng lượng cơm dừa sau khi gọt và trọng lượng lớp vỏ nâu gọt bằng cân đồng hồ/ Xác định thời gian gọt bằng đồng hồ bấm tay/ Lấy chỉ số điện để xác định lượng tiêu hao điện thông qua đồng hồ kẹp đa năng / Đo chiều dày lớp vỏ nâu sau khi tách ra khỏi miếng cơm dừa bằng thước kẹp đồng hồ kỹ thuật số / → Sau đó tính bình quân các số liệu để xác định các thông số cơ bản của máy.

 Dụng cụ lấy số liệu: - Cân đồng hồ loại 20kg - Đồng hồ bấm thời gian

- Đồng hồ kẹp đo điện vạn năng - Thước kẹp số

42

43

44

Bảng ghi chép số liệu khi tiến hành thử máy:

Bảng 7

TT Hạng mục Đợt thử nghiệm Trung

bình

1 2 3

1 Trọng lượng đầu vào, kg 7,0 7,0 6,5 6,83

2 Trọng lượng đầu ra, kg 6,5 6,45 6,1 6,35

3 Trọng lượng vỏ bị gọt, kg 0,50 0,55 0,40 0,48 4 Diện tích gọt sạch, % 92- 95 92- 95 92-95 - 5 Thời gian chạy máy, phút 02:44:71

≈2,745 02:24:75 ≈2,413 02:32:95 ≈2,549 02:34:14 ≈2,569 6 Cường độ dòng điện, A 1,8-4,4 1,8-4,8 1,8-5,1 - 7 Bề dày vỏ nâu bị gọt, mm 0,5-0,7 0,42-0,72 0,50-0,72 0,56

8 Độ rung của máy, mm ≈ 0 ≈ 0 ≈ 0 rất bé

Xác định năng suất tối đa của thiết bị:

NSmax = (6,83x60)x80% / 2,569 = 127,61 kg/giờ Với 80% là tỷ lệ thời gian thực tế cắt gọt Nếu tính thành phẩm thì năng suất tối đa:

NSmax =(6,35x60)x80% / 2,569 = 108,65 kg/giờ Xác định tỷ lệ hao hụt:

I hh = (0,48 / 6,83) = 7,03% Xác định công suất tối đa:

Pmax = UI cosφ = 220 x 5,1 x 1 = 1.122w= 1,122 kw (≈ 1,526 hp) Điện năng tiêu thụ trong 1 ca 8 tiếng:

45

Bảng so sánh các chỉ tiêu đăng ký (Sản phẩm 1):

Bảng 8

TT Tên sản phẩm S.lg Chỉ tiêu kinh tế - kỹ

thuật Kết quả thực hiện

1 Máy gọt vỏ nâu cơm dừa 01 - Năng suất:

đạt 60 đến 70kg/giờ - Tỷ lệ hao hụt:

≤ 12 %

- Kích thước dự kiến: 1100 x 700 x 900 - Công suất động cơ:

3HP > 100 kg/giờ 7-8 % 1000x700x900 - 2 động cơ: 2HP/1HP 2 Bộ bản vẽ thiết kế cơ khí và tài

liệu kỹ thuật

01 Theo tiêu chuẩn vẽ cơ khí

Bộ bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn 3 Bộ quy trình công nghệ: chế

tạo bộ phận ép giữ cơm dừa để thực hiện cắt gọt/ chế tạo dao gọt/ chế tạo khung máy/ lắp ráp máy gọt vỏ nâu cơm dừa.

01 Theo tiêu chuẩn kỹ thuật và lắp ráp

Bộ quy trình công nghệ đúng tiêu

chuẩn

Tất cả các thông số đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký của đề tài

Một số các thông số khác có thể so sánh thêm:

 Bề dày của vỏ nâu gọt trung bình 0,56mm (nhỏ nhất 0,4mm, lớn nhất 0,72mm) so với phương pháp gọt tay thì bề dày thấp nhất trên 1,2mm.

 Diện tích bề mặt được gọt sạch đa số 92-95%, một số gọt sạch 100% trừ một số cơm dừa quá già và hình dạng quá dị dạng. So với gọt bằng tay để gọt sạch hết lớp vỏ gọt thường phải gọt khá sâu, tiêu hao cơm dừa.

Sản phẩm 2:

Sau khi hoàn thành các nội dung đăng ký đã gửi bài báo giới thiệu sản phẩm

“Máy gọt vỏ nâu dừa” đến Tạp chí Trung tâm khoa học công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh và đang biên tập để in trong số đầu năm 2014.

46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)