Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua ba năm

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty TNHH Daewoo STC & Apparel Việt Nam (Trang 30 - 66)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh 2009/2008 2010/2009 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Chênh lệch (người) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 1367 100 1409 100 1635 100 42 3.07 226 16.04 Phân theo tính chất Lao động trực tiếp 1248 91.29 1280 90.84 1490 91.13 32 2.56 210 16.41

Lao động gián tiếp 119 8.71 129 9.16 145 8.87 10 8.40 16 12.40

Phân theo giới tính

Lao động nữ 1250 91.44 1278 90.70 1483 90.70 28 2.24 205 16.04 Lao động nam 117 8.56 131 9.30 152 9.30 14 11.97 21 16.03 Phân theo trình độ ĐH và CĐ 17 1.24 20 1.42 28 1.71 3 17.65 8 40.00 Trung cấp 96 7.02 102 7.24 111 6.79 6 6.25 9 8.82 Lao động phổ thông 1254 91.73 1287 91.34 1496 91.50 33 2.63 209 16.24 (Nguồn: Phòng hành chính kế toán)

Qua bảng tình hình lao động ta thấy, tổng số lao động của doanh nghiệp qua ba năm có sự biến động không đều, đặc biệt năm 2010 lao động tăng lên rất nhiều là do nhu cầu sản xuất của công ty tăng lên.

Với đặc điểm của ngành may, lao động không cần nhiều sức cơ bắp mà cần có tay nghề cẩn thận, khéo léo, do vậy mà tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ cao

quan trọng, tùy từng chức vụ và nhiệm vụ được giao mà đòi hỏi trình độ lao động tương ứng cho phù hợp và đặc biệt để nâng cao hiệu quả làm việc. Do vậy công ty rất coi trọng trình độ tay nghề của lao động, công ty đã chú trọng trong việc tuyển dụng lao động có trình độ tay nghề cao.

3.1.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh trên ta thấy lợi nhuận của công ty tăng lên qua ba năm. Năm 2009 lợi nhuận tăng 1,45 % so với năm 2008, năm 2010 lợi nhuận tăng 1,35% so với năm 2009. Tốc độ tăng BQ của doanh thu (1,22) lớn hơn so với tốc độ tăng giá vốn (1,21) và các loại chi phí khác, như vậy hiệu quả sản xuất kinhh doanh của doanh ngiệp cũng tăng lên. Tuy tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 cao hơn năm 2009 so với 2008 nhưng tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Do vậy doanh nghiệp đã có phương án sử dụng các loại chi phí hợp lý. Tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng chi phí và tốc độ tăng doanh thu, cho thấy công ty đã có chiến lược kinh doanh hợp lý thu được hiệu quả kinh doanh cao trong ba năm vừa qua.

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đvt:VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 (%) 2010/2009 (%) TB

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

76.016.106.44

1 94.978.318.973

113.712.189.16

7 1,25 1,20 1,22

Các khoản giảm trừ

1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch

vụ 76.016.106.441 94.978.318.973 113.712.189.167 1,25 1,20 1,22

2. Giá vốn hàng bán 48.338.549.504 59.917.801.347 71.146.165.453 1,24 1,19 1,21

3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 27.677.556.937 35.060.517.626 42.566.023.714 1,27 1,21 1,24

4. Doanh thu hoạt động tài chính 398.696.403 555.094.200 503.965.365 1,39 0,91 1,12

5. Chi phí tài chính 175.006.385 382.127.587 407.400.757 2,18 1,07 1,53

Trong đó : lãi vay phải trả

6. Chi phí bán hàng 3.813.899.008 4.488.610.242 4.991.686.435 1,18 1,11 1,14

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.422.578.414 15.379.045.604 16.951.152.535 1,00 1,10 1,05

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8.664.769.533 15.365.828.393 20.719.749.352 1,77 1,35 1,55

9. Thu nhập khác 3.968.110.642 3.603.661.581 3.223.961.791 0,91 0,89 0,90

10. Chi phí khác 2.014.598.240 3.550.101.221 3.085.323.805 1,76 0,87 1,24

11. Lợi nhuận khác 1.953.512.402 53.560.360 138.637.986 0,03 2,59 0,27

12. Tổng lợi nhuận trước thuế 10.618.281.935 15.419.388.753 20.858.387.338 1,45 1,35 1,40

3.1.4. Đặc điểm về ngành nghề sản xuất và vấn đề quản lý chi phí của công ty

3.1.4.1. Đặc điểm về ngành nghề sản xuất của công ty

Công ty TNHH Daewoo STC & Apparel có hình thức hoạt động là: sản xuất - kinh doanh với nhiều loại sản phẩm Quần Áo Jacket, Áo len nam, nữ, khăn mũ len, Áo phông T-Shirt, bộ thể thao Sport nam nữ và trẻ em, và chủ yếu là áo sơ mi cao cấp... Công ty gia công chủ yếu là các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ cắt - may - là - đóng gói - đóng hộp - nhập kho. Đối tượng chế biến chính là vải, từ vải nguyên liệu được cắt và may thành chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó. Do đặc điểm của sản xuất và điều kiện cụ thể của công ty nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng loại sản phẩm của từng lô hàng hay từng đơn đặt hàng

• Quy trình công nghệ

Bộ máy sản xuất của công ty được chia làm nhiều tổ sản xuất như: tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, và nhiều tổ phụ trợ như: tổ kỹ thuật, tổ cơ điện, tổ tạp vụ, kho phụ liệu…

Mỗi mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng thời gian hoàn thành khác nhau cho nên chủng loại mặt hàng khác nhau được sản xuất trên cùng một dây chuyền (cắt, may, là) nhưng không tiến hành đồng thời trên cùng một thời gian .

Các mặt hàng mà công ty sản xuất có nhiều kiểu cách chủng loại khác nhau. Quy trình sản xuất của công ty là phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau như : Cắt, may, là, đóng gói. Sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn kế tiếp theo.

Công ty đã phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ, quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều được hướng dẫn, quy định cụ thể về hình dáng, quy cách và thông số

KCS KCS

phẩm, thành phẩm được tiến hành thường xuyên, liên tục, qua đó kịp thời cung cấp những thông tin cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh đảm bảo cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao.

Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất áo của Công ty TNHH Daewoo STC & Apparel

3.1.4.2. Vấn đề quản lý chi phí của công ty

Quy trình sản xuất của công ty là rất phức tạp, liên tục, sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau. Do vậy, công tác quản lý chi phí là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành nghề sản xuất của công ty là công ty may mặc, mẫu mã sản phẩm phong phú, đa dạng, do đó chi phí sản xuất của công ty hết sức phong phú, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu. Việc phân loại và bảo quản nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn, việc lập dự toán chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu tương ứng với từng sản phẩm hết sức phức tạp, tỉ mỉ.

Công ty có nhiều bộ phận sản xuất có công nghệ khác nhau nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho hợp lý cũng là vấn đề khó khăn đối với các nhà quản lý trong công ty. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều hạng mục, ở mỗi

Lưu kho Xuất

KCS Vải nguyên liệu Gián mác, đính cúc Là, gắn thẻ giá Đóng gói Pha cắt (trải vải, đặt mẫu, đánh số) May, may cổ, may tay, ghép thành SP Nguyên vật liệu phụ (mác, cúc, thẻ giá) KCS KCS

bộ phận lại có cách thức phân bổ khác nhau, như thế mới đảm bảo tính hợp lý khi hạch toán để tính giá thành sản phẩm.

Việc phân chia quy trình sản xuất thành các công đoạn khác nhau đòi hỏi mỗi công đoạn cũng phải có nhân viên quản lý riêng quản lý tình hình sản xuất và và các công việc liên quan đến công đoạn đó. Người quản lý phải am hiểu về công nghệ và quy trình kỹ thuật của công đoạn mình quản lý thì mới hoàn thành tốt công việc đặt ra.

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của công ty, để kiểm soát tốt chi phí đòi hỏi công ty phải có phương pháp quản lý hợp lý, tính toán chính xác, đảm bảo sử dụng chi phí mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

3.2. Thực trạng quản lý chi phí và hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty 3.2.1. Thực trạng quản lý chi phí ở công ty

3.2.1.1 Đặc điểm, phân loại chi phí

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ trong thời kì nhất định. Tại công ty Daewoo STC &Apparel, chi phí đó bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền lương và các chi phí khác phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy, chi phí được phân theo mục đích và công dụng của chi phí:

Sơ đồ 7: Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Daewoo STC & Apparel

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như công nhân bộ phận cắt, may ghép các chi tiết áo, kiểm tra, đóng gói.

Chi phí sản xuất chung bao gồm lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và công nhân các tổ phụ trợ. Ngoài ra còn các chi phí khác như: chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, chi phí mua ngoài khác phục vụ sản xuất,… Chi phí SX Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung

Các khoản trích theo lương Nguyên Vật liệu phụ: Cúc, chỉ, khoá,dây viền, mác,… Chi phí tiền lương

Chi phí tiền lương

Các chi phí khác: CP khấu hao TSCĐ, CCDC,… Chi phí của công ty Chi phí ngoài SX

Chi phí bán hàng: Tiền lương của bộ phận bán hàng, chi phí CCDC, NVL, khấu hao thiết bị của bộ phận bán hàng, chi phí thuê ngoài, chi phí hoa hồng..

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí tiền lương bộ phận quản lý, chi phí khấu hao thiết bị, điện nước, năng lượng, bảo hiểm, phục vụ chung toàn doanh nghiệp…

Nguyên vật liệu chính: Vải chính, lót lưới, len,...

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và ngành nghề hoạt động, sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường các nước EU và Mỹ nên chủng loại sản phẩm cũng rất phong phú và đa dạng. Với các sản phẩm phong phú như: Quần Áo Jacket, Áo len nam, nữ, khăn mũ len, Áo phông T- Shirt, bộ thể thao Sport nam nữ và trẻ em. . .do đó, chi phí NVL sử dụng là tương đối lớn với nhiều loại vật liệu khác nhau. Do vậy, việc quản lý chi phí nguyên vật liệu có nhiều khó khăn trong việc phân loại và bảo quản. Chi phí nhân công chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của công ty, lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông, là công nhân làm việc chân tay. Lao động được quản lý chặt chẽ trong từng bộ phận của doanh nghiệp. Khoản mục chi phí sản xuất chung của công ty cũng khá phức tạp vì đặc điểm ngành nghề sản xuất.

3.2.1.2. Công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại công ty

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí kinh doanh của công ty, do vậy tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu góp phần lớn trong việc tiết kiệm chi phí cho công ty.

Việc quản lý NVL là cần thiết cho doanh nghiệp, do đó, các bộ phận phòng ban quản lý của công ty được thiết lập rất chặt chẽ. Đảm bảo cho quá trình quản lý NVL được hiệu quả từ khâu lập kế hoạch, sử dụng cho đến dự trữ. Cụ thể, mạng lưới quản lý NVL của công ty được thể hiện:

Phòng kế hoạch vật tư

- Xây dựng định mức NVL cho sản phẩm - Lập dự trữ nguyên vật liệu trong kỳ. Phòng KT-KCS

Quản lý kho

Kế toán

Kiểm nghiệm nguyên vật liệu cả về chất lượng và số lượng trước khi nhập kho.

trước khi nhập kho

Trực tiếp nhập, xuất bảo quản NVL - Thực hiện công tác hạch toán ban đầu

Theo dõi, ghi chép vào hệ thống chứng từ, sổ sách tình hình biến động NVL.

Mỗi bộ phận thực hiện quản lý một công đoạn của quá trình sử dụng nguyên vật liệu. Để sử dụng chi phí nguyên vật liệu đạt hiệu quả cao công ty đã có kế hoạch sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm và kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu.

● Khâu lập kế hoạch

- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Công tác định mức tiêu hao NVL do các cán bộ phòng kỹ thuật KCS đảm nhiệm. Do đặc điểm của công ty là sản xuất hàng may mặc nên đối với mỗi mặt hàng có định mức tiêu hao NVL khác nhau. Định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm ở công ty được xác định theo phương pháp phân tích tính toán tức là dựa vào lượng NVL để sản xuất một đơn vị sản phẩm, lượng hao hụt NVL cho phép và lượng tiêu hao cho sản phẩm hỏng. Công thức:

Định mức NVL tiêu hao / 1đvSP = Lượng NVL cần để SX 1đvSP + Lượng NVL hao hụt cho phép - Lượng NVL tiêu hao cho SP hỏng Sau khi tính toán được mức độ tiêu hao nguyên vật liệu cho một sản phẩm, phòng vật tư tiến hành lập bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.

Ví dụ:

Bảng 3: Định mức tiêu hao NVL cho sản phẩm: Mã 09-PLD014-LS

STT Định mức nguyên phụ liệu 09170 Đvt Lượng NVL Ghi Chú 1 Vải chính 80% COTTON 20%POLYESTER / 260g M2 1

2 Vải lót M2 0,7

3 Chun cạp cao 5 cm m 0,85

4 Khóa nẹp plastic số 5 dài 49-50.5-52-53.5-55 cm c 1

5 Dây kaiping rộng 1cm m 2,85 Dâymũ+ dây cạp + cổ sau 6 Ôzê đường kính 1.2cm bộ 4 7 Mác chính áo c 1 8 Mác chính quần c 1 9 Chỉ may 40/2500 m m 650

Phòng kế hoạch vật tư thực hiện xây dựng định mức tiêu hao cho toàn bộ mẫu mã sản phẩm sản xuất tại công ty. Các sản phẩm cùng loại có kích cỡ khác nhau có định mức tiêu hao khác nhau. Mỗi khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị trường người tiêu dùng hoặc khi lượng NVL tiêu hao cho sản phẩm hỏng có sự thay đổi thì các nhân viên có trách nhiệm lập tức thay đổi hay bổ sung định mức tiêu hao một cách kịp thời. Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các sản phẩm có sự thay đổi qua các năm cho phù hợp với sự thay đổi kế hoạch sản xuất tại công ty. Tổng hợp định mức cho từng sản phẩm, công ty xác định được mức tiêu hao NVL cho toàn bộ sản phẩm trong một kỳ sản xuất tại công ty.

Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hết sức quan trọng, công ty đã có kế hoạch xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách chính xác, hợp lý giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, không bị trì trệ vì thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo lượng sản xuất, tiêu thụ, dự trữ hàng hóa đúng kế hoạch.

Căn cứ trên định mức mà phòng kế hoạch lập cho từng đơn vị sản phẩm thì tiếp đó phòng sẽ lập ra kế hoạch thu mua cũng như xuất dùng NVL cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty TNHH Daewoo STC & Apparel Việt Nam (Trang 30 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w