NH3 trong ao ương

Một phần của tài liệu Thực Nghiệm Ương Cá Rô Đầu Vuông Ở Mật Độ Khác Nhau Trên Bể (Trang 25 - 26)

NH3 trong các thủy vực được hình thành từ quá trình phân hủy bình thường các

protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiếc của động vật. NH3 là khí

độc đối với cá, khi nhiệt độ và pH trong nước gia tăng thì hàm lượng NH3 trong

nước cũng sẽ gia tăng và ngược lại. NH3 là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến

tỷ lệ sống và tăng trưởng đối với động vật thủy sản, ở hàm lượng dưới mức gây độc, NH3 cũng ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật, làm gia tăng tính mẫn cảm của

thủy sinh vật đối với điều kiện bất lợi của môi trường như sự dao động nhiệt độ,

thiếu oxy. Ức chế sự sinh trưởng bình thường, giảm khả năng chống bệnh. Do đó

Bảng 4.4 Sự biến động NH3 giữa hai mật độ trong ao ương Mật độ ương (con/m2) Đợt ương 1 Đợt ương 2 Trung bình Trung bình 600 0,06 ± 0,08 0,08 ± 0,09 1000 0,03 ± 0,04 0,07 ± 0,09

Bảng 4.4 cho thấy hàm lượng NH3 trong cả hai đợt ương dao động từ 0 đến 0,18 mg/L. Trong đợt ương 1, ở mật độ 600 cá/m2 hàm lượng NH3 cao nhất là 0,08 mg/L và NH3 trung bình trong suốt quá trình ương đạt mức 0,06 ± 0,08 mg/L, ở

mật độ 1000 cá/m2 hàm lượng NH3 cao nhất là 0,18 mg/L và đạt mức trung bình là 0,03 ± 0,04. Trong đợt ương 2, hàm lượng NH3 cao nhất ở cả hai mật độ là 0,18 mg/L, giá trị trung bình hàm lượng NH3 trong suốt quá trình ương ở mật độ

600 cá/m2 là 0,08 ± 0,09 và mật độ 1000 cá/m2 là 0,07 ± 0,09. Nhìn chung qua hai

đợt ương giá trị trung bình hàm lượng NH3 trong quá trình ương ở mật độ 600

cá/m2 cao hơn mật độ 1000 cá/m2. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì nồng độ

NH3 được coi là an toàn cho ao nuôi là 0,13mg/L. Như vậy, trong quá trình ương

có những ngày nồng độ NH3 lên đến 0,18 mg/L sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cũng như tỷ lệ sống cá ương.

Một phần của tài liệu Thực Nghiệm Ương Cá Rô Đầu Vuông Ở Mật Độ Khác Nhau Trên Bể (Trang 25 - 26)