Tăng trọng của cá Tra ương

Một phần của tài liệu Thực Nghiệm Ương Cá Rô Đầu Vuông Ở Mật Độ Khác Nhau Trên Bể (Trang 27 - 31)

Hình 4.1 Cá Tra 10 ngày tuổi Hình 4.2 Cá Tra 30 ngày tuổi

Bảng 4.6Tăng trọng của cá Tra ươngđợt 1

Khối lượng trung bình (g) Mật độ 600 con/m2 Mật độ 1000 con/m2

Lúc mới thả 0,01 0,01

Sau 10 ngày tuổi 0,09 ± 0,03 0,07 ± 0,02 Sau 20 ngày tuổi 0,39 ± 0,07 0,28 ± 0,08 Sau 30 ngày tuổi 0,94 ± 0,21 0,79 ± 0,28 Sau 40 ngày tuổi 3,06 ± 0,72 2,22 ± 0,52 Sau 50 ngày tuổi 5,41 ± 0,73 5,25 ± 0,86 Sau 60 ngày tuổi 8,44 ± 0,49 8,16 ± 0,50

Tăng trọng của cá Tra qua bảng 4.6 cho thấy ở mật độ ương 600 con/m2 trọng lượng cá sau 10 ngày ương (0,09 ± 0,03) tăng 9 lần so với lúc mới thả (0,01), còn

ở mật độ 1000 con/m2 sau 10 ngày ương (0,07 ± 0,02) trọng lượng tăng 7 lần

trọng lượng cá mới thả (0,01). Bắt đầu từ ngày tuổi thứ 10 đến lúc thu hoạch tốc độ tăng trưởng sau 10 ngày ương chi tăng 2 đến 4 lần chẳng hạn như ở mật độ

600 con/m2 ở giai đoạn 30 ngày tuổi (0,94 ± 0,21) tăng 2,4 lần so với giai đoạn 20

ngày tuổi (0,39 ± 0,07). Trong giai đoạn này sau khi cá dinh dưỡng hết noãn hoàn thì cá chuyển sang ăn phiêu sinh động vật đặc biệt là trứng nước nên cá lớn rất

nhanh, ở các giai đoạn tiếp theo cá ăn chủ yếu là thức ăn công ngiệp nên cá có sự tăng trưởng chậm hơn.

Bảng 4.7: Tăng trọng của cá Tra ương đợt 2

Khối lượng trung bình (g) Mật độ 600 con/m2 Mật độ 1000 con/m2

Lúc mới thả 0,01 0,01

Sau 10 ngày tuổi 0,11 ± 0,02 0,06 ± 0,01 Sau 20 ngày tuổi 0,93 ± 0,31 0,6 ± 0,08 Sau 30 ngày tuổi 1,69 ± 0,42 1,52 ± 0,02 Sau 40 ngày tuổi 3,18 ± 0,94 2,77 ± 0,79 Sau 50 ngày tuổi 5,19 ± 1,24 5,38 ± 1,23 Sau 60 ngày tuổi 8,38 ± 0,38 8,33 ± 0,45

Qua bảng 4.7 cho thấy ở mật độ ương 600 con/m2 từ lúc mới thảđến sau 10 ngày tuổi trọng lượng cá tăng gấp 10 lần. Tương tự đợt ương 1 trong giai đoạn này thức ăn chủ yếu của cá là trứng nước nên cá lớn rất nhanh. Ở mật độ 1000 con/m2 ở giai đoạn mới thả đến 10 ngày tuổi trọng lượng chỉ tăng 6 lần, ở giai đoạn này cá đạt tỷ lệ sống cao, mật độ dày nên cá chậm lớn. Ở giai đoạn 10 đến 20 ngày tuổi trọng lượng tăng gấp 10 lần, lúc đạt 10 ngày tuổi cá bi bệnh ngoại ký sinh vá

bị bệnh xuất huyết nên tỷ lệ sống giảm, lúc này mật độ cá ương giảm thấp, thức ăn đầy đủ nên cá tăng trọng nhanh.

Theo Phạm Văn Khanh (1996) sau 8 ngày ương trọng lượng tăng gấp 10 lần. Như

vậy qua hai đợt ương tốc độ tăng trưởng sau 10 ngày tuổi tương đối phù hợp với

tác giả. Sau 60 ngày tuổi cá đạt trọng lượng trung bình từ (8,16 ± 0,50) đến (8,44

± 0,49) trên con, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá ương không nhanh. Do

giảm lượng thức ăn khi cá bị bệnh nên cá tăng trưởng chậm. Theo nguyễn Chung

(2007) thì sau hai tháng tuổi cá nặng 14-15 g/con.

Hình 4.3 Tăngtrưởng đợt 1 Hình 4.4 Tăng trưởng đợt 2

Nhìn vào đường cong tăng trưởng ở hình 4.3 cho thấy ở giai đoạn 1 đến 30 ngày tuổi tốc độ tăng trưởng ở mật độ 600 con/m2 và mật độ 1000 con/m2 chậm và ngang nhau. Trong giai đoạn này cá còn nhỏ khả năng thích nghi với môi trường

kém, nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi đã làm cá tăng trưởng chậm.

Bắt đầu từ ngày tuổi thứ 30 đến 40 ngày tuổi tốc độ tăng trưởng ở mật độ 600

con/m2 lớn nhanh hơn mật độ 1000 con/m2, Giai đoạn này cá đã lớn, khả năng

thích nghi với điều kiện môi trường tốt hơn cá nhỏ, do được ương trong ao có

diện tích lớn, mật độ cá thưa nên cá lớn nhanh hơn. Giai đoạn 40 đến 50 ngày tuổi

tốc độ tăng trưởng ở mật độ 600 con/m2 chậm hơn mật độ 1000 con/m2 do người ương chờ cá giũa các ao lớn đều để xuất bán cùng lúc.

Qua hình 4.4 cho thấy ở giai đoạn 10 ngày tuổi đầu tốc độ tăng trưởng ở cả hai

mật độ là ngang nhau do trong giai đoạn này thức ăn chủ yếu là trứng nước nên

tóc độ tăng trưởng không chên lệch. Bắt đầu từ 10 đến 40 ngày tuổi cá ương ở

mật độ 600 con/m2 sống trong môi trương thuận lợi, mật độ thấp hơn nên tăng trưởng nhanh hơn và tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn so với mật độ 1000 con/m2. Về giai đoan cuối cũng giống như đợt ương 1, người ương chờ cá giũa các ao đều nhau để xuất bán nên tốc độ tăng trưởng ở mật độ 600 con/m2 có phần chậm lại.

Bảng 4.8 Tăng trưởng theo ngày của cá Tra ương đợt 1

Tốc độ tăng trưởng theo

ngày (g/ngày) Mật độ 600 con/m2 Mật độ 1000 con/m2

1-10 0,008 0,005 10-20 0,03 0,02 20-30 0,05 0,05 30-40 0,22 0,14 40-50 0,24 0,30 50-60 0,30 0,29 1-60 0,14 0,14

Bảng 4.8 cho ta thấy ở mật độ ương 600 con/m2 ở giai đoạn 30 ngày tuổi cá tăng trưởng rất ít chỉ đạt từ 0,008 đến 0,05 g/ngày, ở mật độ 1000 con/m2 cá cũng tăng trưởng ít tương tự đạt từ 0,005 đến 0,05 g/ngày. Trong giai đoạn này cá còn nhỏ, cá thường nhiễm ngoại ký sinh phải dùng thuốc để xử lý nên hạn chế thay nước, lượng thức ăn cũng giảm nên cá ít tăng trưởng. Bắt đầu từ ngày tuổi thứ 30 trở đi

tốc độ tăng trưởng của cá ương khá cao, ở mật độ 600 con/m2 đạt 0,22 đến 0,30

g/ngày còn ở mật độ 1000 con/m2 tăng trưởng từ 0,14 đến 0,30 g/ngày. Trong giai

đoạn này cá lớn, sức đề kháng cao, cá ít bệnh, hạn chế dùng thuốc, thường xuyên thay nước mới và không phải cắt giảm thức ăn nên cá tăng trưởng nhanh.

Bảng 4.9 Tăng trưởng theo ngày của cá Tra ương đợt 2

Tốc độ tăng trưởng theo

ngày (g/ngày) Mật độ 600 con/m2 Mật độ 1000 con/m2

1-10 0,01 0,01 10-20 0,08 0,07 20-30 0,08 0,07 30-40 0,15 0,15 40-50 0,2 0,22 50-60 0,32 0,31 1-60 0,14 0,14

Qua bảng 4.9 cho thấy tốc độ tăng trưởng theo ngày cũng tương tự như đợt ương 1. Ơ giai đoạn 50-60 tuổi tốc độ tăng trưởng cá cao nhất > 0,3 g/ngày, trong giai

đoạn này người ương chủ động tăng lượng thức ăn để đảm bảo đúng cỡ mẩu cá

theo hợp đồng.

Bảng 4.8 và bảng 4.9 cho thấy qua hai đợt ương thì tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn 30 đến 60 ngày tuổi luôn cao hơn giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi ở cả hai mật độ ương. Tốc độ tăng trưởng ở mật độ 600 con/m2 cao hơn ở mật độ 1000 con/m2. Vì ở mật độ 600 con/m2 cá ít bệnh, mật độ thưa ngay từ giai đoạn đầu giúp cá

phát triển tốt, môi trường cũng tốt hơn do ít sử dụng thuốc và hóa chất để xử lý.

Vì vậy tốc độ tăng trưởng ở mật độ 600 con/m2 cao hơn.Tốc độ tăng trưởng theo

ngày từ ngày tuổi thứ 1 đến ngày tuổi thứ 60 trong hai đợt ương ở cả hai mật độ

không có sự chên lệch 0,14 (g/ngày). Do người ương chủ động chờ cá giữa các ao

lớn đều cỡ để xuất bán cùng lúc như vậy đã làm tốc độ tăng trưởng theo ngày giữa các ao không có sự chênh lệch.

Một phần của tài liệu Thực Nghiệm Ương Cá Rô Đầu Vuông Ở Mật Độ Khác Nhau Trên Bể (Trang 27 - 31)