Bảng 4.7: Tăng trƣởng của tôm càng xanh trong mô hình thực nghiệm Hộ nuôi
Thời gian (ngày) Hộ 1 Hộ 2 Hộ 3
Ban đầu W đầu (g) 0,01 0,01 0,01
30 W (g) 0,4±0,2 0,5±0,3 0,7±0,2 DWG (g/ngày) 0,01 0,02 0,02 60 W (g) 3,6±1,5 4,3±2,8 4,1±1,6 DWG (g/ngày) 0,11 0,12 0,11 90 W (g) 10,2±6,1 12,2±7,8 12,0±6,5 DWG (g/ngày) 0,21 0,26 0,26 120 W (g) 18,4±13,0 22,3±11,4 20,6±11,1 DWG (g/ngày) 0,27 0,33 0,28 150 W (g) 25,6±14,6 34,8±19,8 29,8±15,2 DWG (g/ngày) 0,24 0,42 0,30 180 W (g) 35,7±24,4 42,9±32,6 39,0±31,3 DWG (g/ngày) 0,33 0,27 0,30
Qua Bảng 4.7 cho thấy sau 6 tháng nuôi thực nghiệm thì sức tăng trƣởng của tôm không giống nhau ở 3 hộ tham gia tuy 3 hộ tham gia đó thực hiện cùng một qui trình cùng nguồn giống và điều kiện môi trƣờng cũng giống nhau. Sau 6 tháng nuôi thì tôm ở hộ 2 tăng trƣởng cao nhất 42,9±32,6g kế đến là hộ 3 với 39,0±31,3g và tôm tăng trƣởng chậm nhất là hộ 1 với 35,7±24,4g. Sở dĩ tôm ở hộ 2 tăng trƣởng lớn hơn hai họ còn lại là do hộ này đã không ngại đầu tƣ thức ăn cho tôm và cho tôm ăn đúng sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Hai hộ còn lại do họ cho tôm ăn mang tính cầm chừng và không chủ động đƣợc nguồn thức ăn tƣơi sống. Hộ 3 ở gần về cuối vụ do thấy đƣợc tầm quan trọng của việc bổ sung đầy đủ thức ăn nên đã tăng lƣợng thức ăn và cho tôm ăn dặm vào buổi tối nên tăng trƣởng của tôm tốt hơn hộ 1 đạt 39,0±31,3g. Đặc biệt là hộ 1 còn cho tôm ăn bằng dừa khô nên chỉ đạt 35,7±244g. Do lúc đầu làm mô hình nên các hộ còn gặp nhiều khó khăn nhƣng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Diễn (2010) là 27,6 – 42,7g đồng thời kết quả của Dƣơng Nhựt Long (2004) là 35,5 g/con thì kết quả thực nghiệm lần nầy tƣơng đối bằng nhau, nhƣng so với Nguyễn Thanh Phƣơng và ctv., (2005) (38,6 – 70,5 g/con) thì khối lƣợng trung bình của tôm thực nghiệm lần nầy thấp hơn.