VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
2. Về phương diện thực tiễn
+ Để hướng tới một kết quả thi đạt kết quả cho học sinh, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải luôn theo sát học sinh trong quá trình ôn luyện. Mục tiêu đó sẽ thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án và các phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh, và của từng bài tập ôn luyện.
+ Đầu tư nghiên cứu kiến thức trong bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, tiếp xúc, gần gũi và tìm hiểu tâm lý của học sinh để cùng hợp tác với học sinh giúp các em có hứng thú, tự tin để chiếm lĩnh nội dung bài học.
+ Làm tốt việc ôn tập, cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng làm bài tốt, tạo tâm thế tự tin cho học sinh sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến thức; mặt khác sẽ tránh được những thái độ không tốt của học sinh, gây căng thẳng trong giờ học.
+ Áp dụng những kinh nghiệm đúc rút được qua quá trình giảng dạy giúp giáo viên hứng thú hơn và sáng tạo hơn trong việc tổ chức cho học sinh học tập, chiếm lĩnh kiến thức vừa góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2. Về phía học sinh :
+ Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về nhiều lĩnh vực của đời sống. Đó sẽ là nền tảng để các em học sinh vận dụng làm tốt bài làm văn nghị luận xã hội.
+ Học sinh sẽ nắm vững được những kiến thức cơ bản của bài học, đặc biệt là có kĩ năng làm văn tốt, từ đó kết quả của bài viết sẽ cao hơn.
+ Tạo cho học sinh sự tự tin, chủ động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn.
+ Khi nắm được nội dung kiến thức của bài cũng như việc có kĩ năng làm văn tốt, các em học sinh sẽ dành nhiều thời gian để học tập hơn đối với môn Ngữ văn, dần hình thành thói quen trong học tập, để từ đó kết quả học tập được nâng cao, đạt hiệu quả hơn.
+ Mặt khác, hạn chế được những suy nghĩ, hành động tiêu cực của học sinh đối với bộ môn; tránh hiện tượng học chống đối trong học sinh.
+ Từ sự hứng thú trong giờ học, học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo, tìm tòi, phát triển khả năng cảm thụ văn học cũng như những hiểu biết từ những kiến thức văn học.