Giá trị hàng hóa nhập khẩu và các kết quả tài khóa

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ HÀNG HÓA VÀ CÁC KẾT QUẢ TÀI KHÓA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở KHU VỰC ASEAN (Trang 51 - 53)

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2.2.2Giá trị hàng hóa nhập khẩu và các kết quả tài khóa

Trong trường hợp của cú sốc giá hàng hóa nhập khẩu, ở cả hai mô hình hồi quy đều cho thấy một sự gia tăng trong thu ngân sách để phản ứng lại với cú sốc giá. Ở mô hình hồi quy với tác động cố định, thu ngân sách phản ứng gia tăng ở hầu hết các trường hợp nhưng với mức độ gia tăng ít hơn so với giá xuất khẩu . Phản ứng gia tăng của thu ngân sách khi có sự hiện diện của chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia đối với một sự gia tăng trong giá hàng hóa nhập khẩu trong ngắn hạn là 0.097 % GDP và trong dài hạn là 0.18 % GDP. Tuy nhiên, ở mô hình hồi quy Arrellano Bond mức phản ứng mạnh mẽ hơn. Phản ứng gia tăng của thu ngân sách khi có sự hiện diện của chế độ tỉ giá và dự

trữ quốc gia đối với một sự gia tăng giá hàng hóa nhập khẩu trong ngắn hạn là 0.49 % GDP và trong dài hạn là 1.75 % GDP.

Chi ngân sách chính phủ gia tăng để phản ứng với một sự gia tăng các cú sốc giá nhập khẩu. Ở cả hai mô hình và tất cả các trường hợp hồi quy đều cho thấy sự phản ứng lại của biến chi ngân sách. Ở mô hình hồi quy với tác động cố định, chi ngân sách phản ứng mạnh mẽ hơn ở cú sốc giá nhập khẩu . Mức độ gia tăng khi có cả tác động của chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia từ 0.072 đến 0.29%. Ở mô hình hồi quy Arellano Bond, các phản ứng có ý nghĩa thống kê thấp hơn, nhưng cũng chỉ ra việc gia tăng của chi ngân sách để phản ứng đối với cú sốc giá nhập khẩu

Chi tiêu xã hội phản ứng tương đối đến việc tăng giá xuất khẩu hàng hóa.. Kết qủa chỉ có ý nghĩa thống kê tương đối ở cả hai mô hình. Ở mô hình tác động cố định, mức độ phản ứng rất thấp chỉ từ 0.001 đến 0.002 % GDP. Ở mô hình Arelano Bond, khi có sự tác động của cả chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia, chi tiêu xã hội gia tăng để phản ứng lại một sự gia tăng trong cú sốc giá hàng hóa từ 0.08 đến 0.203% GDP.

Phản ứng của cán cân tài khóa đối với sự gia tăng trong giá hàng hóa nhập khẩu ở mô hình hồi quy Arellano Bond cũng chỉ cho ra kết quả hạn chế . Mức độ gia tăng để phản ứng là 0.011 % GDP trong ngắn hạn và 0.192 %GDP trong dài hạn khi không có sự tác động của chế độ tỉ giá và sự trữ quốc gia. Tuy nhiên, với mô hình hồi quy với tác động cố định, các phản ứng của cán cân tài khóa là rõ ràng hơn và có ý nghĩa trong đa số các trường hợp, mức độ phản ứng mạnh mẽ nhất là khi chỉ có sự tác động của chế độ tỉ giá, cán cân tài khóa tăng từ 0.014 đến 0.389% GDP

Nợ công phản ứng mạnh mẽ hơn đối với việc gia tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Ở mô hình hồi quy với tác động cố định, khi có tác động của chế độ tỉ giá và dự trữ quốc tế, làm cho nợ công phản ứng gia tăng từ 0.268 % GDP đến 0.288% GDP đối với một sự gia tăng trong giá nhập khẩu hàng hóa. Ở mô hình hồi quy Arellano Bond, khi có tác động của chế độ tỉ giá và dự trữ quốc tế, làm cho nợ công phản ứng gia tăng từ 0.54 % GDP đến 0.97% GDP. Kết quả này cho thấy cú sốc giá hàng hóa xuất khẩu và cả nhập

khẩu có thể làm cho tình trạng nợ công ngày càng nghiêm trọng hơn ở các nước ASEAN.

Nhìn chung kết quả từ hai mô hình hồi quy là bổ sung cho nhau và đều cho thấy được sự phản ứng gia tăng của các biến số tài khóa đối với cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ HÀNG HÓA VÀ CÁC KẾT QUẢ TÀI KHÓA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở KHU VỰC ASEAN (Trang 51 - 53)