Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN của Eximbank – Chi nhánh Chợ Lớn qua các năm
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ quá hạn 23.85 48.50 62.99
Dư nợ cho vay KHCN 1,729.34 1,790.26 2,735.21
Nợ quá hạn/tổng dư nợ cho
vay KHCN 1.38% 2.71% 2.30%
(Nguồn: Phòng hỗ trợ kinh doanh Eximbank – Chi nhánh Chợ Lớn)
Biểu đồ 2.3: Tình hình biến động của nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN của Eximbank – Chi nhánh Chợ Lớn qua các năm.
Đvt: tỷ đồng
Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay KHCN tại Eximbank – Chi nhánh Chợ Lớn và cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sát thực rủi ro của các khoản vay. Nếu một Ngân Hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ quá lớn và tăng liên tục qua các năm thì hiệu quả trong hoạt động cho vay còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ phụ thuộc vào cả hai yếu tố: Nợ quá hạn và tổng dư nợ. Nếu tổng dư nợ tăng lên nhưng nợ quá hạn không thay đổi, điều đó sẽ thể hiện hiệu quả cho vay có chất lượng tốt. Nhưng nếu tốc độ tăng lên của tổng dư nợ không bằng tốc độ tăng lên của các khoản nợ quá hạn thì hiệu quả cho vay của Ngân Hàng là đang xấu đi. Vậy nên, Ngân Hàng cần quản lý tốt trong việc mở rộng hay thu hẹp dư nợ cho vay để giảm thiểu những rủi ro sẽ gặp phải trong hoạt động của mình.
Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy chỉ tiêu nợ quá hạn tăng qua các năm về con số tuyệt đối. Năm 2010 nợ quá hạn là 23.85 tỷ đồng, năm 2011 con số này tăng lên thành 48.50 tỷ đồng và đến năm 2012 nợ quá hạn đã lên đến 62.99 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét, đánh giá dựa trên con số tuyệt đối thì vẫn còn nhiều thiếu sót. Bởi lẽ, khi dư nợ cho vay KHCN tăng thì bắt buộc rủi ro tín dụng cũng tăng theo, lúc đó khả năng nợ quá hạn gia tăng cũng là điều rất dễ xảy ra. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay KHCN cũng gia tăng từ 1.38% năm 2010 lên 2.71% năm 2011 và giảm nhẹ còn 2.30% năm 2012. Điều này có nghĩa là trong khi tổng dư nợ cho vay
KHCN tăng lên thì nợ quá hạn cũng tăng lên theo. Như vậy, với việc nợ quá hạn tăng liên tục đã đưa đến cho Ngân Hàng một thách thức lớn trong việc thu hồi nợ gốc và lãi.
Mặc dù Ngân Hàng đã nỗ lực duy trì tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ luôn nhỏ hơn 3% nhưng qua phân tích trên cho thấy, hoạt động cho vay KHCN vẫn còn nhiều tồn tại. Tỷ lệ nợ quá hạn không sụt giảm theo thời gian, thể hiện khả năng kiểm soát nợ quá hạn trong hoạt động cho vay KHCN tại Ngân Hàng còn nhiều hạn chế. Ngân Hàng quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả, hoạt động cho vay KHCN chưa thực sự an toàn. Có thể nói, để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng, không loại trừ khả năng Ngân Hàng đã nới lỏng điều kiện cho vay cũng như chủ quan trong công tác thẩm định khách hàng nên đã làm gia tăng rủi ro. Không chỉ có vậy, năng lực kiểm soát rủi ro của Ngân Hàng cũng không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, áp lực lãi suất tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian sắp tới Ngân Hàng cần phải có sự quan tâm đúng mức cũng như có những biện pháp hiệu quả để kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN.