NHỮNG ĐỀ XUẤT:

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng TTCM_phần 4 (Trang 34 - 36)

BAN GIÁM HIỆU DUYỆT Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2010

Tổ trưởng

Phụ lục 2

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

Học viên đọc thêm tài liệu tham khảo, phần “Xác định mục tiêu, chỉ tiêu” trích từ tài liệu “Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo cấp tỉnh và cấp huyện” của Bộ GD-ĐT – Dự án tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn cấp tỉnh, thành phố. Hà Nội, 2009.

Bước 2: Xác định mục tiêu, chỉ tiêu (trang 6 tài liệu trên)

Mục tiêu nhằm định hướng việc quản lý và phát triển, được thể hiện bằng những ngôn từ khái quát.

Chỉ tiêu là thành phần cụ thể của mục tiêu. Khi đạt được tất cả chỉ tiêu có nghĩa là đạt được mục tiêu. Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu. Các chỉ tiêu là những điều kiện quan trọng

phải đạt được để đạt được các mục tiêu đặt ra. Chỉ tiêu chi tiết hơn mục tiêu, chúng phải có tính khả thi trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu phải định hướng hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính.

Ví dụ:

Mục tiêu 1: Tạo thêm cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Chỉ tiêu 1.1: Giảm khoảng cách trong tỷ lệ nhập học đúng tuổi giữa thành thị và nông thôn còn 2% vào năm 201x

Chỉ tiêu 1.2: Tăng tỷ lệ đi học của trẻ em nam và nữ thuộc các xã đặc biệt khó khăn lên 85% vào năm 201y

Chỉ tiêu 1.3: Tăng tỷ lệ trường tiểu học có đường nội bộ cho học sinh khuyết tật vào lớp lên 50% vào năm 201z.

Các đặc điểm của chỉ tiêu

Các đặc điểm của chỉ tiêu

Đáp ứng các mục tiêu quốc gia / tỉnhĐáp ứng các mục tiêu quốc gia / tỉnh

Có thể đạt được và có tính khả thiCó thể đạt được và có tính khả thi

Thống nhất ý chí giữa các bên liên quanThống nhất ý chí giữa các bên liên quan

Nguồn nhân lực, thời gianNguồn nhân lực, thời gian

Các nguồn vật lực và nguồn tài chínhCác nguồn vật lực và nguồn tài chính

Có thể đo được Có thể đo được

Khái quát hoá - Cụ thể hoá (trang 8 tài liệu trên)

Các chỉ tiêu (xem ví dụ ở dưới) có thể được “khái quát hoá” hay “cụ thể hoá” thành mục tiêu của tỉnh/huyện không?

Đôi khi, mọi người sử dụng các thuật ngữ cụ thể để nói về mục tiêu. Nói cách khác, người ta đề cập đến chỉ tiêu thay vì mục tiêu. Trong những trường hợp này, chúng ta cần đưa ra một mục tiêu chung hơn cho chỉ tiêu cụ thể đã được nêu. Ví dụ: “35% giáo viên cần được nâng cao trình độ nghiệp vụ”, đây là một chỉ tiêu và có thể chuyển thành một mục tiêu chung hơn: “Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên”.

Sự khác biệt giữa mục tiêu và chỉ tiêu là quan trọng, vì bằng cách “khái quát hoá” một chỉ tiêu thành một mục tiêu, chúng ta có thể tạo ra khoảng trống để thiết lập các chỉ tiêu khác tương ứng với mục tiêu đó, và như vậy, bằng cách thêm vào các chỉ tiêu khác, chúng ta sẽ bao phủ được hết các khía cạnh của mục tiêu và tăng cường khả năng đạt được mục tiêu.

Ví dụ:

Chỉ tiêu: “30% số trường được nâng cấp để đạt MCLTT vào năm 2014” sẽ trở thành một phần của mục tiêu chung hơn: “Cải thiện cơ sở vật chất trường học”. Bằng cách này, chúng ta có thể thêm vào các chỉ tiêu của mục tiêu này như sau:

1. Số trường được nâng cấp để đạt MCLTT sẽ tăng 30% vào năm 2014

2. 10% số trường đạt được MCLTT có thêm sân chơi được trang bị đồ chơi vào năm 2010

3. 15% số điểm trường có truy cập Internet vào năm 2014.

Chỉ tiêu: “70% trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục chuyên biệt vào năm 2012” sẽ trở thành một phần của mục tiêu chung hơn là: “Tăng cường tiếp cận giáo dục tiểu học cho trẻ khuyết tật”. Chúng ta có thể thêm vào mục tiêu này các chỉ tiêu sau:

1. Số trẻ khuyết tật đi học tiểu học tăng lên 2500 trẻ vào năm 2014

2. 15% số giáo viên tham gia bồi dưỡng về giáo dục chuyên biệt vào năm 2014 3. 10% số trường được nâng cao khả năng tiếp cận cho trẻ khuyết tật.

CHÚ Ý:

CÓ NHIỀU MỤC TIÊU TỨC LÀ CÓ NHIỀU CHỈ TIÊU HƠN NỮA, VÀ CÓ QUÁ NHIỀU CHỈTIÊU THÌ SẼ KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC! TIÊU THÌ SẼ KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC!

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng TTCM_phần 4 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w