I. ) Khái quát những nét cơ bản về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
4. Phươngthức cho vay
5.2. Phân tích tín dụng (thẩm định, tái thẩm định khoản vay)
a. Điều tra, tổng hợp các thông tin về khách hàng và dự án vay vốn:
Đề quyết định cho vay hay từ chối cho vay, cán bộ tín dụngphải thẩm định, điều tra, tổng hợp và phân tích các thông tin do khách hàng cung cấpthông qua nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, đối chiếu các định mức kinh tế kỹ thuật….bước này yêu cầu cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định trên các lĩnh vực kinh tế.
b. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ liên quan.
Cán bộ phâme định phải đánh giá được năng lực tài chính của khách hàng. Xem xét vốn tự có, các nguồn thu khác, có quan hệ với các tổ chức tín dung khác, có liên kết liên doanh, đánh giá khả năng thanh toán và trả nợ vay của khách hàng.
Để phân tich được vấn đề này đối với khách hàng là pháp nhân dựa vào báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản và bảng tổng kêt lỗ lãi, đối với khách hàng xem xét tình hình sản xuất kinh doanh, các thông tin từ bạn hàng của khách hàng…
d. Thẩm định dự án vay vốn của khách hàng:
Khi thẩm định dự án vay vốn của khách hàng tuỳ thuộc vào mỗi dự án mà có phương pháp thẩm định tuy nhiên phải đảm bảo xem xét đến các chỉ tiêu sau:
- Tên dự án đầu tư: sản xuất mua bán hay làm dich vụ gì? (ngành nghề đó có bị nghiêm cấm hay không, hay phải có giấy phép kinh doanh nếu phải có giấy phép thỉ yêu cầu khách hàng phải có giấy phép…
- Về thị trường cung cấp thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước…) - Các định mức kỹ thuật (cốnguất, mức tiêu hao…)
- Lợi nhuận của dự án
- Về tài chính của dự án (tổng nhu cầu, vốn tự có, vốn xin vay…) - Thẩm định tài sản bảo nợ vay (nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản). - Kế hoạch và thời hạn hoàn vốn của dự án
Các chỉ tiêu trên được xem xét có thể đưa ra kết luân dự án có tính khả thi hay không từ đó Ngân hàng đưa ra quyết định có đầu tư hay không.