.2.4 Chi phí bao bì (lon)

Một phần của tài liệu Bài tập lớn - Thiết kế xưởng sản xuất đồ hộp cá - Công nghệ chế tạo máy (Trang 43 - 48)

- Nhà vệ sinh, sinh hoạt:

6.2.4 Chi phí bao bì (lon)

1 ngày sản xuất Q = 22200 hộp, giá hộp là 1.500 đồng/ lon

Chi phí lon trong một năm

Clon = 1500 x 22200 x 300 = 9.990.000.000 đồng

6.2.5. Chi phí nguyên liệu.

Với chi phí tất cả các nguyên liệu trong 1 năm: 81.096.917.740 VNĐ

6.2.6. Thu nhập từ phế phẩm.

Các phế phẩm của cá qua các công đoạn được bán cho các nhà máy thức ăn gia súc tận dụng tối đa sản phẩm phế phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí. Công suất nhà máy là 5000 kg cá/ ngày

Lượng phế phẩm thu được 1 ngày là 414.5 + 897.6 + 46 = 1.358 kg Vậy lượng phế phẩm thu được 1 năm là: 1.358 x 300 = 407.430 kg Giá bán cá phế phẩm là 5000đ/kg

Nguồn tiền thu được từ cá phế phẩm là

Rphế phẩm = 407.430 x 5000 = 2.037.150.000 (đồng)

Vậy tổng chi phí lưu động

Clđ = Cl + C bh + Clon + Cnl - Rphế phẩm

= 8.616.000.000 + 1.723.200.000 + 9.990.000.000 + 81.096.917.740 - 2.037.150.000 = 103.730.952.000 VNĐ

6.3. Đơn giá bán - doanh thu - lợi nhuận 6.3.1. Tính giá bán sản phẩm. 6.3.1. Tính giá bán sản phẩm.

Giá thành 1 hộp sản phẩm: VND

Vậy ta chọn giá bán trên thị trường là p= 17.000 (đồng/hộp)

6.3.2. Doanh thu của nhà máy trong năm

TR = p x Q x 300 = 17.000 x 22200 x 300 = 113.220.000.000 (đồng)

6.3.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận trong năm trước thuế của nhà máy

EBIT = TR – Clđ = 113.220.000.000 – 103.730.952.000 = 9.489.048.000 VNĐ Ngoài ra doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhà nước chiếm 28% so với tổng lợi nhuận: T= 9.489.048.000 x 0.28 = 2.656.933.440 VNĐ

Vậy lợi nhuận sau thuế là:

EAT = 9.489.048.000 – 2.656.933.440 = 6.832.114.560 VNĐ/năm.

6.3.4.Thời gian thu hồi vốn.

Tổng vốn cố định Vcđ = 10.639.750.000 VNĐ

Vậy thời gian thu hồi vốn:

Vậy thời gian để thu hổi vốn là 1,78 năm. Vì thế có lẽ sau 2 năm là chắc có thể mở rộng quy mô sản xuất.

CHƯƠNG 7: NƯỚC CẤP, NƯỚC THẢI VÀ PHẾ PHẨM7.1. Nước cấp. 7.1. Nước cấp.

Trong nhà máy nước được cấp trực tiếp từ hệ thống cấp nước của khu công nghiệp. Nước cấp cho nhà máy là nước loại A( nước sinh hoạt ăn uống được) và nước loại B( nước sinh hoạt thông thường nhưng không ăn uống được)…Nước trong nhà máy chia làm hai loại:

- Nước sử dụng cho sinh hoạt chung: Nước dùng cho sinh hoạt, nước tắm, vệ

sinh, nước tưới đường, tưới cây xanh, nước rửa xe, nước chữa cháy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nước sử dụng cho sản xuất: Nước rửa nguyêu liệu, xử lý, nước dùng cho nồi

hơi, nước rửa vỏ hộp trước và sau ghép mí, nước Chlorine, nước rửa thiết bị, sàn nhà, nước dùng cho tiệt trùng, nước dùng cho dịch rót.

Các khâu sử dụng nước loại B: Nước dùng cho sinh hoạt chung và nước rửa thiết bị, sàn nhà; nước dùng cho tiệt trùng, nước dùng cho nồi hơi.

Các khâu sử dụng nước loại A: Nước ở các khâu còn lại trong nước dùng cho sản xuất. Nhưng trong nhà máy, khâu rửa nguyên liệu và vệ sinh thiết bị, phân xưởng sẽ sử dụng nước có hoạt tính tẩy rửa cao nên cần bổ sung thêm Chlorine với nồng độ thích hợp.

7.2. Nước thải.

Nước thải sau khi chế biến có nhiều tạp chất như mỡ, hoá chất tẩy rửa, máu, da và thịt vụn… sẽ theo đường ống dẫn từ khâu thành phẩm chảy dồn lại khâu tiếp nhận nguyên liệu sau đó chảy đến hồ thu gom. Trên các đường ống dẫn có thiết kế các nắp đậy nhằm mục đích cứ vài ngày thì mở nắp để lấy bớt một phần mỡ trên đường ống dẫn nhằm làm giảm chi phí và rút ngắn thời gian cho việc xử lý nước thải.

7.3. Phế phẩm

Phế phẩm thu được từ nhà máy là đầu, nội tạng, vây. Các phể phẩm này được nhà máy chế biến thức ăn gia súc thu mua để sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình thiết kế xưởng.

2. Giáo trình Thiết kế dây chuyền sản xuất –Th.s.Trần Quốc Việt – Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng – 2007.

3. Công nghệ bảo quản và chế biến thịt, cá – Gs.Tskh.Nguyễn Trọng Cẩn

-http://www.slideshare.net/Vampirenguyen235/cn-bo-qun-v-ch-bin-thtc.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn - Thiết kế xưởng sản xuất đồ hộp cá - Công nghệ chế tạo máy (Trang 43 - 48)