* Ghi chú:
1: thùng dầu cốc nguyên liệu 12: thùng sản phẩm dầu nhẹ 2: bom dầu cốc 13: thùng sản phẩm dầu Antraxen 3: nồi chưng 14: thùng làm lạnh chân không 4: tháp chưng 15: thùng bổ sung chân không 5: thùng dầu cốc trên cao 16: thùng thuỷ phong chân không 6: thiết bị trao đổi nhiệt 17: thùng chân không
7: thiết bị làm lạnh 18: bơm chân không 8: thùng lường 19: thùng làm lạnh Bitum 9: thùng sản phẩm dầu nhẹ 20: bãi chứa Bitum
10: thùng sản phẩm dầu Naphtalen 21: thùng dầu cốc không nước 11: thùng sản phẩm dầu trung gian
2. Thuyết minh dây chuyền
- Dây chuyền sản xuất chưng cất dầu cốc ở Nhà máy Cốc Hoá thực hiện theo phương pháp chưng gián đoạn.
- Dầu cốc thu được từ bộ phận quạt gió làm lạnh được bơm sang chứa vào thùng chứa dầu cốc nguyên liệu (1) dùng hơi nước gia nhiệt gián tiếp lượng dầu trong thùng từ 80÷90OC. Sau thời gian 48h nước nổi lên trên mặt dầu được tháo xuống cống Phenol bằng hệ thống van thải nước ở các thùng chứa dầu cốc. Sau khi thoát nước dầu cốc, còn hàm lượng nước ≤ 2,5% được bơm (2) bơm lên thùng dầu cốc trên cao (5). Dầu cốc ở thùng (5) chảy liên tục vào trao đổi nhiệt (6) để trao đổi với hơi các phần chưng (ở giai đoạn lấy
dầu Naphtalen, dầu trung gian, dầu tẩy và dầu Antraxen) rồi chảy về thùng
dầu cốc (21). Dầu cốc ở thùng (21) được bơm vào nồi chưng (lượng bơm
vào nồi bằng 31,4m3).
- Sau khi bơm đầy dầu cốc vào nồi chưng thì tiến hành thông thổi hệ thống chưng và châm lửa gia nhiệt cho lò chưng bằng khí than.
- Đầu tiên, việc thoát nước cho dầu cốc trong nồi chưng tiến hành qua ống phóng tán của nồi chưng đến khi nhiệt độ đỉnh lò đạt 100OC thì tiến hành đúng phúng tỏn và chạy bơm chân không (18) lấy sản phẩm dầu nhẹ.
Sau đây là các giai đoạn lấy sản phẩm chưng cất:
a. Giai đoạn lấy dầu nhẹ không cho hơi sản phẩm đi qua tháp chưng mà cho đi ngoài tháp: Lúc này nhiệt độ ở đỉnh nồi chưng chưng mà cho đi ngoài tháp: Lúc này nhiệt độ ở đỉnh nồi chưng 150÷220OC nhiệt độ đỉnh tháp: 170÷180OC hơi sản phẩm về trao đổi nhiệt (6), về làm lạnh (7) hạ nhiệt độ đến 30÷40OC ngưng tụ chảy về thùng lường (8). Sau đó được tháo về thùng chứa dầu nhẹ số (9).
Khi nhiệt độ đỉnh nồi 220÷225OC chuyển sang lấy dầu Naphtalen. Giai đoạn này cho hơi sản phẩm đi qua tháp chưng nhiệt độ đỉnh tháp: 180÷220OC hơi sản phẩm về trao đổi nhiệt (6), về làm lạnh (7) hạ nhiệt độ xuống còn 80÷90OC chảy về thùng lường (8), về thùng chứa (10).
Khi nhiệt độ đỉnh nồi chưng đạt 250÷255OC tiến hành lấy mẫu kiểm tra, thử nước không thấy kết tinh sẽ chuyển sang lấy dầu trung gian.
* Thời gian lấy sản phẩm dầu Naphtalen phụ thuộc vào hàm lượng Naphtalen tinh có trong dầu. Ở giai đoạn này cần duy trì nhiệt độ đỉnh tháp,
độ chân không thật ổn định, nếu không ổn định sẽ làm rối loạn chế độ chưng cất.
c. Giai đoạn lấy dầu trung gian:
Khi nhiệt độ đỉnh nồi lên 255÷270OC thì chuyển lấy dầu trung gian. Đáng ra hết giai đoạn lấy dầu Naphtalen chuyển sang giai đoạn lấy dầu tẩy nhưng do thiết bị của ta chưa thật hoàn hảo nên danh giới của hai giai đoạn này không thật rõ ràng. Vì vậy giai đoạn lấy dầu trung gian thực chất là phần cuối của giai đoạn lấy dầu Naphtalen và là phần đầu của giai đoạn lấy dầu tẩy. Quá trình lấy dầu trung gian cũng như giai đoạn lấy dầu Naphtalen, giai đoạn này cho hơi sản phẩm đi qua tháp chưng (4), nhiệt độ đỉnh tháp là 220÷230OC vào trao đổi nhiệt (6) về làm lạnh (7) ở nhiệt độ 50÷60OC ngưng tụ rồi chảy về thùng lường (8) sau đó tháo về thùng chứa dầu trung gian (11).
d. Giai đoạn lấy dầu tẩy:
Khi nhiệt độ đỉnh nồi đạt 270OC chuyển sang lấy dầu tẩy. Tương tự như 2 giai đoạn trên hơi sản phẩm qua tháp chưng, nhiệt độ đỉnh tháp 230÷245OC hơi sản phẩm đi vào trao đổi nhiệt (6), về làm lạnh (7) ở nhiệt độ
45÷50OC ngưng tụ rồi chảy vào thùng lường, sau đó tháo và thùng chứa dầu tẩy (12).
e. Giai đoạn lấy dầu Antraxen:
Khi nhiệt độ đỉnh nồi 300÷360OC chuyển sang lấy dầu Antraxen. Giai đoạn này không cho hơi sản phẩm qua tháp chưng mà cho đi ở ngoài tháp vào trao đổi nhiệt, sau đó qua làm lạnh (7) ở nhiệt độ 75÷85OC ngưng tụ chảy về thùng lường rồi tháo về thùng chứa sản phẩm dầu Antraxen (13).
Sau khi lấy xong dầu Antraxen phần cặn bã ở trong nồi còn 55÷60% trọng lượng dầu cốc. Phần này gọi là Bitum tuỳ theo yêu cầu sử dụng có thể lấy Bitum có nhiệt độ biến mềm khác nhau. Sau khi đã phân tích được nhiệt độ mềm, nhiệt độ chảy của Bitum đạt yêu cầu sẽ tháo Bitum xuống thùng làm lạnh Bitum (20) và tháo ra bãi chứa.
Tỷ trọng của bi tum 1,22÷1,25.
* Nhận xét