2.1. Đối tượng nghiên cứu
Địa liền còn gọi là Sơn nại, Tam nại, Thiền liền, Sa khương. Tên khoa
học là Kaempferia galanga L. Cây giống được mua tại xí nghiệp giống cây
trồng vùng Đông Bắc, Lạng Sơn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2008 đến tháng 9/2009
- Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ của trường Đại học Sư phạm Hà nội 2.
2.2.2. Bố trí thí nghiệm
Toàn bộ thí nghiệm được tiến hành trong buồng khí hậu nhân tạo AXYOS E800. Tủ vi khí hậu cao 1404mm, rộng 1737m, và sâu 744m, có thể tích 800 lít và làm bằng thép không rỉ. Tủ được cung cấp hệ thống phụ gia nhiệt và làm lạnh để điều khiển nhiệt độ, hệ thống phụ tạo ẩm và loại ẩm để điều khiển độ ẩm và một hệ thống đèn cung cấp ánh sáng được tích hợp với các điều khiển khác trong tủ. Trong tủ có 4 giá đỡ có thể để mẫu thí nghiệm. Kích thước giá là 1460 x 595 (mm x mm).
Bộ phận điều khiển gồm 5 phím “UP”, “DOWN”, “NEXT”, “BACK” và “ENTER”. Muốn thay đổi các thông số trước hết cần mở khóa bảng điều khiển bằng cách bấm đồng thời hai phím “UP”, “DOWN”. Lúc đó con trỏ sẽ nhấp nháy tại các giá trị cho phép ta thay đổi thông số. Ta có thể dịch chuyển con trỏ sang các vị trí thích hợp bằng cách sử dụng phím “LEFT” hoặc “RIGHT”. Lựa chọn chế độ điều chỉnh bằng tay MANUAL. Khi màn hình hiển thị “OPERATION TIMER”, bấm phím “CENTRE” để vào chế độ mình
cần lựa chọn. Sau đó bấm “NEXT” màn hình sẽ chỉ thị [TEMPERATURE]. Điều chỉnh thông số nhiệt độ theo ý muốn. Sau đó bấm “NEXT” tiếp theo để thay đổi giá trị độ ẩm [HUMIDITY]. Sau khi nhập xong các thông số thì bấm phím “CENTRE” để xác nhận.
2.2.2.1 Thí nghiệm thăm dò biên độ nhiệt và độ ẩm
Thực hiện các phép thử với các khoảng chênh lệch nhiệt độ là 0,20C, 0,50C, 0,70C, 0,80C, 0,90C, 10C và các khoảng chênh lệch độ ẩm lần lượt là 2%, 5%, 7%, 8%, 10%. Việc thực hiện phép thử các khoảng chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm nhằm tìm ra biên độ chính xác khi thay đổi nhiệt độ và độ ẩm ở mức nhỏ nhất thì sự biến đổi các thông số cần nghiên cứu là có ý nghĩa.
Việc thực hiện phép thử được tiến hành với giá trị huỳnh quang diệp lục của cây. Cây được trồng trong 4 chậu tương ứng với 4 lần nhắc lại với chế độ chăm bón giống nhau và được đặt trong buồng khí hậu nhân tạo. Ta tiến hành đo huỳnh quang diệp lục ở các điểm nhiệt độ là 200C; 20,20C; 20,50C; 20,70C; 20,80C; 20,90C; 210C và đánh giá sự biến đổi giá trị huỳnh quang diệp lục ở mỗi điểm nhiệt độ so với mốc 200C. Tương tự với độ ẩm, ta tiến hành đo huỳnh quang diệp lục ở các điểm độ ẩm là 50%, 52%, 55%, 57%, 58%, 60% và đánh giá sự biến đổi giá trị các tham số so với mốc 50%.
2.2.2.2. Tiến hành thí nghiệm thực
Sau khi chọn ra được biên độ nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, tiến hành thí nghiệm như sau:
Cây cũng được trồng trong 4 chậu tương ứng với 4 lần nhắc lại với chế độ chăm bón giống nhau và được đặt trong buồng khí hậu nhân tạo. Tiến hành đo các chỉ số cường độ thoát hơi nước, cường độ quang hợp, huỳnh quang diệp lục của lá Địa liền như sau:
Điều chỉnh nhiệt độ từ 50C tăng dần đến 500C, cứ mỗi một độ ta tiến hành đo các chỉ số trên. Tương tự với độ ẩm, từ 0% đến 100%, ta chia thành
các khoảng độ ẩm cách đều nhau với khoảng chênh lệch là 8%. Tại mỗi mốc độ ẩm, tiến hành đo các chỉ số quang hợp, thoát hơi nước và huỳnh quang diệp lục.
Phép đo được thực hiện sau khi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của buồng khí hậu nhân tạo đạt mức ổn định 30 phút.
2.2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu - Xác định huỳnh quang diệp lục
Huỳnh quang diệp lục được đo trên máy Chlorophyll fluorometer OS – 30 do hãng ADC – Anh cung cấp. Thời gian ủ tối là 10 phút để các tâm phản ứng ở trạng thái “mở” hoàn toàn hay toàn bộ chất nhận điện tử đầu tiên trong mạch vận chuyển điện tử quang hợp – Quinon A (QA) ở trạng thái oxi hóa.
Máy đo xác định các chỉ tiêu:
F0 – Cường độ huỳnh quang ổn định, F0 phản ánh sự mất đi năng lượng
kích thích bằng bức xạ trong khoảng thời gian vận chuyển chúng về tâm phản ứng PSII ở trạng thái “mở”.
Fm - Cường độ huỳnh quang cực đại, Fm đo được khi các tâm phản ứng PSII ở trạng thái “đóng”, khi đó QA bị khử.
Fvm – Hiệu suất huỳnh quang biến đổi, Fvm phản ánh hiệu quả sử dụng năng lượng ánh sáng trong phản ứng quang hóa, được xác định như sau:
V m 0 vm m m F F F F F F
- Xác định cường độ quang hợp và cường độ thoát hơi nước:
Hai chỉ tiêu này được xác định bằng máy chuyên dụng Ultra compact photosynthesis system LCi - ADC (Anh). Hệ thống bao gồm một bộ xử lý trung tâm, bộ phận cung cấp khí, buồng đo quang hợp và một card dữ liệu. Lượng khí CO2 và hơi nước đưa vào trong buồng lá ở cả hai mặt. Khi máy làm việc sẽ phân tích được hàm lượng CO2, H2O đưa vào và thoát ra trong
một đơn vị diện tích và trên một đơn vị thời gian. Hoạt động đồng hóa và thoát hơi nước được tính toán trong 20s. Một chiếc quạt nhỏ để bơm cho buồng khí được trộn đều trong buồng lá. Lượng CO2 trao đổi được đo bằng tia hồng ngoại, hơi nước được xác định bằng hai bộ phận cảm thụ độ ẩm bằng tia laser. Máy đo cũng cho biết nhiệt độ bề mặt lá, bức xạ có tính quang hợp (PAR) và áp suất không khí. Khi cho lá và buồng đo, máy cần thiết ít nhất 2 phút để điều chỉnh các yếu tố môi trường. Kết quả đo và tính toán được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng của bộ phận xử lý trung tâm và lưu trữ tại card dữ liệu.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Các kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học qua các thông số; giá trị trung bình số học (X), phương sai (S2), sai số trung bình số học (m), tiêu chuẩn độ tin của hiệu (t) so sánh hai trung bình mẫu. Tiêu chuẩn độ tin của hiệu được so trong bảng phân phối Student với số bậc tự do: (n1 + n2 – 2), mức ý nghĩa α = 0,05.
Các tính toán được thực hiện trên cơ sở sử dụng những ứng dụng của phần mềm Microsoft Excel. Trong mỗi bảng số liệu, số liệu trong mỗi hàng kèm theo các dấu sao (*) thể hiện sự sai khác giữa hai số liệu liền kề nhau có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy α = 0,05, dấu gạch ngang (-) thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 3.