Vốn sinh trƣởng trong một gia đình có truyền thống yêu thích thơ ca dân gian, hồn thơ Tố Hữu luôn có ý thức rất rõ trong việc kế thừa và luôn tiếp thu một cách tích cực thơ ca dân gian vào trong sáng tác của mình.
Những giá trị của thơ ca dân gian luôn là nhân tố tích cực đi theo cùng năm tháng nung nấu ý chí và nghị lực phi thƣờng của một ngƣời chiến sĩ – thi sĩ cách mạng Tố Hữu.
Qua những sáng tác trong những chặng đƣờng hoạt động cách mạng luôn mật thiết hữu cơ với nhau. Thơ ông luôn tỏa sáng chất nhân văn, trữ tình thiết tha nhất. Mỗi vần thơ nhƣ một lời hiệu triệu, thôi thúc, toát lên từ chính cội nguồn của thơ ca dân gian, đi vào từng cuộc đời trong mỗi con ngƣời dân tộc Việt Nam. Tiếng đàn, lời ca nhƣ những nốt nhạc, làn điệu ấm áp, trữ tình của dân gian thấm sâu nơi hồn thơ Tố Hữu. Những vần thơ chan chứa nhƣ chính hơi thở thời đại khiến cho sáng tác của ông luôn gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Tố Hữu đã gọt giũa sắc nét những tinh hoa từ chất liệu cuộc sống đem vào thơ nhƣ ngọn lửa thắp sáng niềm tin lý tƣởng trong thời đại mới.
Là một nhà thơ, một chiến sĩ cách mạng, cảm xúc chủ đạo trong sáng tác phong phú và đa dạng. Lời thơ nhƣ quả ngọt, chất chứa nhiều tƣ tƣởng của nhà thơ trong bƣớc đƣờng hoạt động.
3.1. Hình ảnh – biểu tượng thơ:
3.1.1. Hình ảnh thơ:
Trong thế giới nghệ thuật hình ảnh luôn là những sắc màu của thời gian, không gian với sự vật, hiện tƣợng đƣợc lƣu giữ, ghi lại trong tâm trí của ngƣời nghệ sĩ, tạo dựng nên bức tranh đẹp, huyền diệu cuộc sống trên các bình diện thẩm mỹ cụ thể.
Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã nhận xét: “Hình ảnh đƣợc hiểu là ngƣời, vật, cảnh để lại ấn tƣợng và tái hiện trong trí nhớ chúng ta (hình ảnh ngôi nhà, hình
67
ảnh ngƣời mẹ, hình ảnh cuộc đời…) ở một mức độ, đó chỉ là những khái niệm, trong đó cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt trùng khít với nhau”. [26, 132]
Vì vậy, trong thơ ca ngƣời nghệ sĩ luôn tạo ra cho mình với những cảm xúc, sự đúc kết tƣ tƣởng chủ đạo ý đồ cảm quan nghệ thuật thông qua hình ảnh, mang sắc thái riêng cụ thể. Tố Hữu là ngƣời “đem vào thơ Việt Nam một không gian xã hội sôi động những biến sự lịch sử” [41, 215] qua những hình ảnh trực quan, hùng hồn, phong phú. Qua các sáng tác của mình, thông qua hình ảnh tƣơi tắn, sinh động đƣợc đi vào thơ Tố Hữu nhƣ chính đời sống thƣờng nhật của nhân dân, và trong cuộc chiến đấu toàn dân, nó đã in đậm trong tiềm thức của đồng bào đồng chí. Thơ Tố Hữu luôn là những mạch nguồn cảm xúc, hơi thở thời đại mới có sức lôi cuốn, hấp dẫn cụ thể. Yếu tố hình ảnh trong thơ ông là những vấn đề đƣợc đúc rút, chính kinh nghiệm cuộc đời đƣợc cƣờng điệu và phóng đại. Tài nghệ của Tố Hữu khi xây dựng hình ảnh trong thơ thật sắc nét, gợi cảm “lòng ngƣời rung lên và nhớ mãi”. [23, 210]
Hình ảnh trong thơ Tố Hữu luôn có sự ảnh hƣởng sâu nặng tới độc giả và gợi lên nhiều cảm hứng ca ngợi, say mê:
Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc Hả hê chƣa, ai bịt đƣợc mồm ta
Ta hát huyên thuyên, ta chạy khắp nhà Ai dám cấm ta say, say thần thánh?...
(Huế tháng Tám)
Đó là niềm vui sƣớng, chan chứa tình yêu thƣơng chân thành qua các hình ảnh lạ, táo bạo… ở đây cƣờng điệu đã là một sự mới mẻ, làm đậm thêm trong những hình ảnh biểu hiện vốn có từ xa xƣa. Tố Hữu là ngƣời chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của thơ ca dân gian trong phƣơng thức biện pháp tu từ thậm xƣng, cƣờng điệu, nhƣng Tố Hữu đã có những cách vận dụng riêng trong sự liên tƣởng, cảm nhận và phát hiện tứ thơ cho riêng mình. Bản thân nhà thơ vẫn thƣờng đẩy trạng thái, tính chất của hình ảnh sang mức độ ấm áp hơn, rực rỡ hơn so với mức độ bình thƣờng và có sức hấp dẫn mạnh.
68
Xuân hãy xem! Cuộc diễu binh hùng vĩ 32 triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ (…) Tên lửa, tên tre
Lƣỡi lê, lƣỡi mác…
(Chào xuân 67)
Thủ pháp cƣờng điệu đã góp phần tăng thêm độ mạnh mẽ và quyết liệt hơn: Đoàn quân nhỏ, một tinh thần thống nhất
Hai mƣơi lăm ngƣời, chỉ một đầu thôi. Nghiến răng chặt và sủi bọt quanh môi Rít lên những tiếng kêu dài ghê rợn! “Đả đảo tra tấn! Đả đảo tra tấn!”
(Tranh đấu)
Cách thể hiện của Tố Hữu là ƣu thế lớn, giúp nhà thơ vận dụng thành thục trong những tình cảm lớn thời đại. Tố Hữu là ngƣời không thuộc tuýp nhà thơ tìm kiếm trong những hình ảnh mới lạ, nó là các phƣơng tiện để truyền tải cái tình đang hàm chứa bên trong thể hiện những tâm tình ngọt ngào tha thiết. Có thể thấy trong thế giới nghệ thuật, với rất nhiều hình ảnh tƣơi đẹp của cuộc sống trƣờng tồn đã đi vào thơ ca nhƣ một nét khu biệt đặc thù. Trong ca dao hình ảnh mặt trời là một mô típ thể hiện tâm tƣ tình cảm của con ngƣời ở mọi tƣ thế, trạng thái khác nhau.
Mặt trời đã mọc đằng đông Em ơi! Thức dậy ra đồng kẻo trƣa
Thế gian kẻ cấy ngƣời bừa Riêng em ngủ sớm dậy trƣa sao đành.
…
Mặt trời đã xế về Tây Hỡi cô cắt cỏ bên đầy bên vơi
69
Cho anh cắt với làm đôi chung tình …
Mặt trời đã xế về Tây Cô còn cắt cỏ bên đầy bên vơi
Cô kia cắt nữa hay thôi Để tôi cắt đỡ làm đôi vợ chồng…
Điểm đặc sắc hơn trong ca dao về hình ảnh mặt trời, chữ thƣơng có trƣớc chữ yêu đôi khi ngƣời nghệ sĩ cũng không đề cập tới, song vẫn biểu đạt tình yêu một cách cụ thể, rõ rệt:
Thấy anh nhƣ thấy mặt trời, Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.
Hình ảnh mặt trời luôn là những hình ảnh tiêu biểu cho nguồn sáng, nguồn sƣởi ấm, chói chang rực rỡ:
“Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em”.
(Bầu trời vuông – Nguyễn Duy)
Trong thơ Tố Hữu: mặt trời chân lý là sự nhấn mạnh đúng đắn, hợp lẽ phải của lý tƣởng cộng sản. Với hai động từ bừng, chói đã khẳng định sự giác ngộ lý tƣởng cách mạng tới tác giả giống nhƣ mối tình sét đánh dự báo tƣơng lai vô cùng sáng lạn đang ở phía trƣớc.
Mặt trời, một hình ảnh ƣớc lệ, đó là mặt trời chân lý, mặt trời Đảng: “Mặt trời kia cờ Đảng giƣơng cao”
Đó còn là hình ảnh “Bác” là mặt trời; một câu tuyệt hay để ngợi ca và tôn vinh hình ảnh Bác sánh ngang mặt trời vũ trụ, nhƣ vầng thái dƣơng tỏa hơi ấm con ngƣời, vạn vật linh hồn đất Việt:
“Ngƣời rực rỡ một mặt trời cách mạng”
Hình ảnh lãnh tụ V.Lênin cũng đƣợc nâng lên – sánh cùng mặt trời: Nhƣ mặt trời chói lọi giữa biển bao la
70
Không dừng ở sự tôn vinh ngợi ca về lãnh tụ kính yêu đặt ngang tầm không gian vũ trụ bao la đậm chất nhân văn, nhà thơ Tố Hữu đã dốc bầu tâm sự, một cách đầy thiện chí với mặt trời – coi đó nhƣ một sự đối đáp thể hiện tri âm cuộc sống thƣờng ngày, một sự giản đơn, nhƣng thấm đƣợm chất tình:
“Mặt trời đỏ dậy Có vui không?
Nhìn nam bắc tây đông Hỏi cả hai mƣơi thế kỷ”
(Chào xuân 67)
Trang thơ Tố Hữu, còn là sự xây dựng những mô típ hình ảnh so sánh “nhƣ” ở ca dao – dân ca vô cùng phong phú. Thủ pháp so sánh trong ca dao – dân ca, là một khia cạnh nội dung mới trong thơ Tố Hữu hết sức hợp lý. Ví nhƣ, khi muốn đề cập tới một trạng thái tâm lý chung của cộng đồng dân tộc về những tình cảm thì lối so sánh đều toát lên sự dịu dàng truyền cảm, thấm đậm tình ngƣời:
Nguồn bao nhiêu nƣớc nghĩa tình bấy nhiêu…
Cách so sánh đã đƣợc nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong trạng thái, tình cảm lớn lao nâng lên thành quyền lợi của giai cấp, thời đại trong những câu thơ ngắn gọn, chắc nịch khỏe khoắn:
Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững nhƣ kiềng ba chân.
Dù ai rào dậu, ngăn sân Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ.
Đọc những câu thơ trên, ngƣời đọc không thể không nhắc tới những câu ca dao chứa đựng tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời dân lao động thật hàm súc:
Dù ai nói đông, nói tây
Lòng ta vẫn vững nhƣ cây giữa rừng… …
Ra đình ngả nón trông đình
71
Chúng ta còn bắt gặp sự vận dụng lối so sánh của việc dùng hình ảnh những nhân vật truyền thuyết dân gian để nói lên sức mạnh của những con ngƣời trong thời đại mới, tôn vinh sức mạnh dân tộc, thời đại một cách cụ thể và tiêu biểu:
Chào anh du kích đất Cam
Đẹp nhƣ pho tƣợng Đam San thuở nào… …
Hồng quân cứu Va Ven xinh đẹp Nhƣ Thạch Sanh đánh Ó, cứu nàng tiên… Hoặc:
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang, bất khuất trên đời Nhƣ Thạch Sanh của thế kỷ hai mƣơi…
Tố Hữu còn sử dụng lối nói của tục ngữ - thành ngữ giàu hình ảnh vào trong sáng tác của mình để biểu đạt tƣ tƣởng chủ đạo cô đúc những kinh nghiệm truyền thống đạo lý dân tộc một cách có cơ sở:
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Càng tức nƣớc càng xui bờ vỡ Lòng dân ta nhƣ lửa thêm dầu…
Đời ta gƣơng vỡ lại lành… Chim treo trên lửa, cá nằm dƣới dao…
Hình ảnh thơ là thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú, đa dạng. Cách tiếp cận và vận dụng của tác giả từ ca dao – dân ca đi vào trang thơ với những khía cạnh tiêu biểu, để toát lên nội dung xúc cảm nghệ thuật. Kho tàng thơ ca dân gian luôn in dấu trong những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu. Nó nhƣ những vì sao tinh tú càng nhìn lại càng sáng. Và cũng giống nhƣ mạch nƣớc ngầm, chảy suốt trong dòng suối tƣơi mát của thơ ca dân gian vào thơ ca hiện đại Việt Nam. Lời ăn tiếng nói của nhân dân, là những giá trị trƣờng tồn của thời gian lịch sử. Vì thế, hình ảnh thơ luôn tồn tại trong tiềm thức, ý đồ sáng tạo của nhà thơ.
72
3.1.2. Biểu tượng thơ:
Xuất xứ của thuật ngữ là từ thuật ngữ symbole trong tiếng Pháp – khi dịch ra tiếng Việt – ngƣời đọc có thể hiểu đó là những biểu tƣợng; tƣợng trƣng. Nhƣng thuật ngữ này đã đƣợc đông đảo giới nghiên cứu dùng là biểu tƣợng trong những công trình khoa học của mình. Khái niệm này là một loại khái niệm đa dạng, phức tạp trong cách sử dụng về thuật ngữ này.
Trong những vấn đề đời sống sinh hoạt con ngƣời, hình ảnh cảm tính luôn đề cập hiện tƣợng của thực thể thế giới bên ngoài đã đƣợc đƣa vào tri giác – coi đó là nền tảng tạo nên biểu tƣợng. Do vậy, biểu tƣợng chính là một hình thức nhận thức cao so với cảm giác nào đó và cho ngƣời đọc thấy đƣợc hình ảnh của sự vật lƣu lại ở đầu óc, khi có sự tác động sự vật – hiện tƣợng phản ánh vào trong giác quan đã chấm dứt hết.
Nên biểu tƣợng, chỉ góp phần phản ánh về dấu hiệu, những đặc sắc sự vật, hiện tƣợng một cách khái quát hóa và lƣu giữ một chút về những gì tiêu biểu và hay nhất. Biểu tƣợng phản ánh về một sự vật hoặc sự việc nào đó một cách quá mơ hồ, khó xác định – chƣa đầy đủ – chƣa thật chính xác về một đối tƣợng đặt ở trong hình ảnh đang đƣợc tri giác trực tiếp. Tuy vậy, biểu tƣợng ở góc độ chỉ phản ánh một cách khái quát hóa và trừu tƣợng hóa trong hình ảnh mà thôi.
Có ý kiến khẳng định rằng: “Riêng một biểu tƣợng đối với thơ ca có thể có vai trò to lớn đối với cách biểu hiện nên thơ”. Nhƣ vậy là, ngay trong bản chất khái niệm biểu tƣợng đã bộc lộ ý niệm thấm đẫm các cung bậc màu sắc tình cảm. Tính tự thân của khái niệm là giá trị lớn nhất của khái niệm biểu tƣợng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một vấn đề rằng, biểu tƣợng nghệ thuật nghĩa là phải qua sự nhào nặn, tinh chế, mài giũa của ngƣời nghệ sĩ.
Theo Cao Bá Quát, những biểu tƣợng gốc là “kho trời chung” của tất cả mọi ngƣời, nhƣng cũng không của ai cả… Ngƣời nghệ sĩ phải biết chiếm lấy cái mênh mông không giới hạn ấy cho riêng mình, thành “vô tận của mình” mà không làm thiệt hại đến ai cả, thậm chí còn làm phong phú thêm vốn hiểu biết của ngƣời khác.
73
“Nhà thơ phải biết nắm lấy cái riêng biệt, và từ đó, nếu cái riêng biệt là chân chính, nhà thơ biểu hiện cái khái quát” (F.Gớt)
Biểu tƣợng thơ là dạng của những biểu tƣợng ở mức độ cao nhất, mang đầy đủ sắc thái của biểu tƣợng tƣởng tƣợng. Sự biểu hiện của nó rất phong phú, đa dạng, các nhà thơ trong sáng tác đều tự khẳng định và sáng tạo theo phong cách riêng độc đáo. Ở thơ ca dân gian, sự tồn tại của biểu tƣợng đều dựa vào những hình ảnh thiên nhiên, đời sống thƣờng nhật con ngƣời bình dân.
Đối tƣợng khi tiếp nhận đều có sự hội nhập từ linh hồn; thần thái sự vật của hình tƣợng trở thành biểu tƣợng. Thơ ca Việt Nam hiện đại, những biểu tƣợng lại gắn liền với chính cuộc sống, tính cách của tác giả. Từ trong môi trƣờng sống, kinh nghiệm sống từ thời ấu thơ cho tới lúc trƣởng thành qua những trải nghiệm cuộc đời đã quyết định rất lớn tới sự hình thành biểu tƣợng. Biểu tƣợng của tác giả, ngƣời đọc có sự cảm nhận rõ rệt, tác giả hóa thân vào nhân vật trữ tình rất đỗi quen thuộc, nhập vai thể hiện tƣ tƣởng chủ đạo sáng tác đƣợc khắc họa đậm nét ghi lại tiềm thức của nhà thơ theo dòng thời gian tồn tại trƣờng cửu ký ức cuộc đời.
Khi thấu hiểu tận vấn đề biểu tƣợng của nhà thơ, một phần độc giả chúng ta đã hiểu đƣợc về chính nhà thơ; những xuất xử cuộc đời nhà thơ; sự trải nghiệm; hoàn cảnh sống, nhân tố tác động tới hồn thơ về tinh thần cũng nhƣ ý tƣởng thời đại, nguyên nhân tạo ý thơ dẫn tới hình tƣợng hóa nâng lên thành chính biểu tƣợng.
Có thể thấy trong thơ ca Việt Nam từ sau 1945; vấn đề biểu tƣợng, nhà thơ; cộng đồng xã hội, đều xuất phát từ chính đời sống riêng tƣ, sự trải nghiệm trƣờng tồn;… nhân tố tạo nên biểu tƣợng.
Non sông mờ cát bụi, dƣới gót giày xâm lăng của kẻ thù, biểu tƣợng thơ đã mang dấu ấn đặt trong những lĩnh vực tình cảm riêng tƣ; hoàn cảnh cụ thể tác động và có thể là điểm tụ hội giao kết giữa cá nhân – tập thể, hiện thực – lý tƣởng; sự sống – trải nghiệm… Vấn đề trung tâm đặt nền móng của thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu – đó là hình tƣợng tiêu biểu quan trọng.
74
Chính cuộc cách mạng đã mở ra một không gian rộng. Con ngƣời đã tự vƣợt ra không gian riêng tƣ hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Vì thế, con đƣờng nhà thơ đã từng trải qua cũng nhƣ tƣ tƣởng, tƣởng tƣợng để nói lên niềm tự hào, kiên trung cách mạng.
Con đƣờng là biểu tƣợng cho những cuộc lên đƣờng từ sự gian nan đến những chiến công hiển hách, thắng lợi hoàn toàn.
Là một thanh niên đƣợc giác ngộ cách mạng từ rất sớm, tƣ tƣởng, tình cảm Tố Hữu phần lớn đã có những quan điểm, lý tƣởng cách mạng soi đƣờng trong các chặng đƣờng thơ. Con đƣờng cách mạng là con đƣờng tự giải thoát những gông xiềng nô lệ, những ấu trĩ, tìm ra chân lý để giải phóng, đem lại nền độc lập cho