Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiệu quả của các biện pháp can thiệp về sử dụng dịch vụ ở trạm y tế lμ khá tốt. Trong nhóm đối chứng số l−ợt ng−ời trung bình đến khám tại trạm y tế tại thời điểm tr−ớc vμ sau can thiệp hầu nh− không thay đổi (0,64 so với 0,65 l−ợt khám/ng−ời/năm). Ng−ợc lại, trong nhóm can thiệp số l−ợt ng−ời trung bình đến khám tại trạm y tế tại thời điểm tr−ớc vμ sau can thiệp tăng một cách có ý nghĩa thống kê (từ 0,78 lên 0,92 l−ợt khám/ng−ời/năm). Tỷ lệ ng−ời dân đi mua thuốc tại trạm y tế khi bị ốm tại thời điểm sau can thiệp ở nhóm can thiệp đã tăng lên 49,5% (85,6% so với 36,1%), trong khi đó ở nhóm đối chứng tỷ lệ nμy chỉ tăng lên 16,5% (54,8% so với 38,3%). Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu can thiệp khác ở Sóc Sơn (Hμ Nội), Ba Vì (Hμ Tây), Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002 cũng cho thấy những trạm y tế xã đ−ợc trang bị đầy đủ trang thiết bị về khám chữa bệnh đều có số l−ợt dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh vμ mua thuốc cao hơn những xã khác. Đây chính lμ các giải pháp can thiệp của chúng tôi tại các trạm y tế xã can thiệp. Tuy nhiên khi đ−ợc hỏi về việc lựa chọn dịch vụ y tế đầu tiên khi bị ốm trong 2 tuần qua cho thấy trong cả 2 nhóm can thiệp vμ đối chứng đều tăng (19,2% vμ 50,0% so với 15,1% vμ 46,6%). Mức độ tăng sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế xã ở nhóm can thiệp lμ 30,8% vμ ở nhóm đối chứng lμ 31,5%, CSHQ = - 48,19. Sự khác biệt giữa hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê. Điều nμy có thể đ−ợc giải thích nh− sau: Do sự lựa chọn TYT xã lμ nơi khám chữa bệnh đầu tiên ở nhóm can thiệp tại thời điểm tr−ớc can thiệp đã cao hơn so với ở nhóm đối chứng.Thời gian can thiệp còn ngắn vμ mới chỉ dừng ở việc tăng c−ờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các đầu sách cho TYT xã, ch−a thể lμm thay đổi nhiều kỹ năng của CBYT tại TYT xã vμ tình trạng sức khoẻ cũng nh− hμnh vi của ng−ời dân. Điều kiện giao thông ngμy cμng thuận lợi, mức sống của ng−ời dân cũng tăng lên lμm cho nhiều gia đình có nguyện vọng đ−ợc khám chữa bệnh tại tuyến trên với trang thiết bị hiện đại hơn vμ đội ngũ CBYT có trình độ chuyên môn cao hơn.
4.2.2. Hiệu quả can thiệp về chăm sóc bμ mẹ vμ trẻ em
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, một số thực hμnh chăm sóc sức khoẻ bμ mẹ vμ trẻ em tăng cao ở nhóm can thiệp. Sau can thiệp tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có áp dụng các biện pháp tránh thai tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (90,1% so với 71,3%). Thực hμnh khám thai vμ theo dõi cân trẻ hμng tháng ở nhóm can thiệp (51,9% tăng lên 100% vμ 52,9% tăng lên 91,5%), chăm sóc trẻ mắc
tiêu chảy vμ nhiễm trùng hô hấp cấp tăng rõ rệt ở nhóm can thiệp. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu tại Sóc Sơn (Hμ Nội).
Tuy nhiên, cũng có một số thực hμnh khác nh− tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, tỷ lệ đẻ tại trạm y tế xã, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em vμ cho trẻ bú sau sinh tăng ch−a rõ rệt sau can thiệp. Điều nμy hoμn toμn hợp lý vì các tỷ lệ nμy tại thời điểm tr−ớc khi can thiệp lμ rất cao. Ví dụ tiêm phòng uốn ván tr−ớc khi can thiệp đều trên 95% ở cả 2 nhóm đối chứng vμ can thiệp. Tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế xã tr−ớc khi can thiệp đều chiếm 100%, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ tr−ớc khi can thiệp đều trên 96%. Nghiên cứu của UNFPA tại 11 tỉnh có can thiệp về chăm sóc sức khoẻ bμ mẹ vμ trẻ em trong giai đoạn 2001-2005 cũng cho kết quả hoμn toμn phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Một số chỉ số nh− tiêm phòng uốn ván, tiêm chủng cho trẻ em, cho trẻ bú ngay sau khi sinh đều không tăng đáng kể sau 5 năm can thiệp mặc dù các hoạt động can thiệp của UNFPA lμ khá tốt.
Kết luận
1. Thực trạng một số hoạt động của bác sỹ tại TYT xã tỉnh Hải D−ơng