Như vậy, thờigian dự tính cho hoạt động là ⎯d với phương sai s:

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản lý dư án (Trang 66 - 69)

s = 6 6

a b

6.1.1.1.2. Phương pháp tất định

Phương pháp bỏ qua sự bất ổn của các yếu tố. Phương pháp này thường căn cứ vào số liệu của các lần hoạt động gần giống nhau, xác định thời gian dự tính của hoạt động bằng giá trị trung bình của thời gian hoạt động tương tự đã thống kê.

Cả hai phương pháp trên đều không thực hiện được nếu số liệu về thời gian hoạt động không có sẵn. Người ta xác định thời gian hoạt động theo các phương pháp sau:

• Phương pháp môđun: (Chia nhỏ hoạt động thành từng thao tác): Thời gian để hoàn thành hoạt động là tổng giá trị gần đúng của thời gian thực hiện các thao tác đó. Thời gian thực hiện từng thao tác được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các thao tác trước đó.

• Phương pháp hệ số: Thời gian hoạt động bằng thời gian hoàn thành công việc chuẩn nhân với hệ số. Xây dựng thời gian hoàn thành công việc chuẩn (dựa trên các số liệu về các hoạt động thường xảy ra).

• Phương pháp tính toán: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hoạt động, dùng phương pháp hồi qui( tương quan ) để xác định.

6.1.1.2.Mối quan hệ giữa các công việc: (Thứ tự giữa các công việc)

Kế hoạch cho các hoạt động phụ thuộc vào tính sẵn có của các nguồn lực cần thiết và các giới hạn về công nghệ được gọi là mối quan hệ thứ tự giữa các các hoạt động. Quan hệ giữa các hoạt động được mô tả dưới các dạng sau:

• Bắt đầu – kết thúc: Quan hệ này mô tả một hoạt động chỉ có thể bắt đầu sau khi hoạt động trước nó đã hoàn thành.

Hoạt động B chỉ bắt đầu khi hoạt động A kết thúc.

• Bắt đầu – Bắt đầu: Quan hệ này mô tả một hoạt động chỉ bắt đầu khi một hoạt động nào đó đã bắt đầu.

Hoạt động A

Hoạt động A

Hoạt động B

Hoạt động B chỉ bắt đầu khi hoạt động A bắt đầu.

• Kết thúc - bắt đầu: Quan hệ này mô tả một hoạt động chỉ kết thúc khi hoạt động khác bắt đầu.

Hoạt động A chỉ kết thúc khi hoạt động B bắt đầu.

• Kết thúc - kết thúc : Quan hệ này mô tả một hoạt động chỉ kết thúc khi hoạt động khác đã hoàn thành.

Hoạt động B chỉ kết thúc khi hoạt động A kết thúc. Quan hệ được sử dụng nhiều nhất “Bắt đầu - kết thúc”.

Mỗi hoạt động cần xác định rõ mối quan hệ của nó với các hoạt động khác.

6.1.2.Ma trận giao trách nhiệm (Responsibility Assignment Matrix – RAM)

Là một biểu đồ hai trục nêu cách giao công việc dự án, nó thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động cụ thể với người thực hiện cụ thể hoạt động đó. Cột đầu tiên thể hiện các các hoạt động của dự án và hàng đầu thể hiện các thành viên của dự án và các bên có liên quan. Trong mỗi ô thể hiện sự tương tác giữa hoạt động và người. Người ta dùng các ký tự để biểu hiện các tương tác. Các tương tác thể hiện trong ô thường là:

Chịu trách nhiệm: Responsible (R) Hỗ trợ cần thiết: Support Riquired (S) Phải được tư vấn: Must Be Consulted(C)

Hoạt động A

Hoạt động B

Hoạt động A

Phải được thông báo: Must Be Notified (N) Sự chấp thuận cần thiết: Approval Required (A) ……….

Các thành viên của đội dự án Các bên quyền lợi khác Các hoạt động X Y Z …. …. a b c Hoạt động A N A Hoạt động B R C Hoạt động C R S A …………. R N …………. R S A A Hoạt động N R N

RAM là công cụ giao tiếp vì nó biểu thị các bên tham gia dự án và mối quan hệ của họ với nhau cũng như mối quan hệ giữa các công việc của dự án.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản lý dư án (Trang 66 - 69)