Xác định phương trình hồi qu

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chi tiết sử dụng EViews 5.1 (EViews 6.0 tương tự) (Trang 31 - 33)

Khi tạo ra một đối tượng phương trình sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại Equation Estimation và ta cần xác định ba

việc sau: dạng phương trình, phương pháp ước lượng, và mẫu

được sử dụng để ước lượng. Trong hộp soạn thảo dạng phương trình ta nhập các biến phụ thuộc và giải thích theo thứ tự từ trái qua phải và lưu ý xác định dạng hàm. Có hai cách xác định dạng phương trình ước lượng: liệt kê các biến và công thức. Phương pháp liệt kê dễ hơn nhưng chỉ có thể sử dụng giới hạn ở các dạng mô hình tuyến tính. Phương pháp công thức tổng quát hơn và phải được sử dụng để

xác định các dạng mô hình phi tuyến và các mô hình có ràng buộc tham số.

Xác định phương trình theo phương pháp liệt kê

Cách đơn giản nhất để xác định một phương trình tuyến tính là liệt kê các biến trong phương trình. Trước hết, nhập tên biến phụ thuộc hay công thức của biến phụ thuộc,

sau đó nhập tên các biến giải thích. Ví dụ, sử dụng Chapter2.3.xls để xác định phương trình hồi qui GDP theo cung tiền M1, ta nhập vào hộp thoại soạn thảo dạng phương trình như sau:

GDP c M1 (2.17)

Lưu ý có hiện diện của chuỗi C trong danh sách các biến giải thích. Đây là một chuỗi mặc định sẵn trong Eviews được dùng để xác định hằng số trong phương trình hồi qui. Eviews không tựđộng đưa hằng số vào phương trình hồi qui vì tùy thuộc vào mô hình có hệ số cắt hay không nên ta phải đưa vào khi xác định phương trình hồi qui. C là một đối tượng đã được xác định trước trong bất kỳ một tập tin Eview nào. Đây là một vectơ hệ số mặc định – khi ta xác định phương trình bằng cách liệt kê tên các biến, Eviews sẽ lưu giữ các hệ số ước lượng trong vectơ này theo thứ tự xuất hiện trong danh sách các biến. Trong ví dụ trên, hằng số sẽđược lưu trong C(1) và hệ số của M1 sẽđược lưu trong C(2).

Nếu mô hình có biến trễ một giai đoạn của biến phụ thuộc thì ta liệt kê các biết trong hộp thoại soạn thảo này như sau:

GDP GDP(-1) c M1 (2.18)

Như vậy hệ số của biến trễ biến GDP là C(1), hệ số của hằng số là C(2), và hệ số của M1 là C(3).

Nếu mô hình có nhiền biến trễ liên tục của biến GDP thì thay vì phải nhập từng biến trễ GDP(-1) GDP(-2) GDP(-3) GDP(-4), Eviews cho phép thực hiện như sau:

GDP GDP(1 to 4) c M1 (2.19)

Tuy nhiên, nếu ta không đưa số 1 và dấu ngoặc đơn thì Eviews sẽ hiểu đó là số 0. Ví dụ:

GDP c M1(to 2) M1(-4) (2.20)

Thì Eviews sẽ hiểu ta hồi qui GDP theo hằng số C, M1, M1(-1), M1(-2), và M1(-4). Ngoài ra, ta cũng có thểđưa các chuỗi điều chỉnh vào nhóm các biến giải thích. Ví dụ

ta hồi qui GDP theo hằng số, biến trễ của GDP, và biến trung bình di động hai giai

đoạn của M1 như sau:

GDP GDP(-1) c ((M1+M1(-1))/2) (2.21)

Xác định phương trình theo phương pháp công thức

Một công thức phương trình trong Eviews là một biểu thức toán về các biến và hệ số.

Để xác định một phương trình bằng công thức, đơn giản là ta nhập biểu thức vào hộp thoại soạn thảo. Ví dụ, hồi qui mô hình dạng log tự nhiên như sau:

log(GDP) c log(GDP(-1)) log(M1) (2.22)

Hai lý do chủ yếu ta phải sử dụng phương pháp công thức này là ước lượng các mô hình ràng buộc và phi tuyến.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chi tiết sử dụng EViews 5.1 (EViews 6.0 tương tự) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)