Một số nhân tố ảnh hởng đến đa dạng di truyền

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu ở Việt Nam- P2 (Trang 25 - 26)

D – TÀI LIỆU THAM KHẢO

B – NỘI DUNG 2 Cơ sở lý luận

2.1.2 Một số nhân tố ảnh hởng đến đa dạng di truyền

- Những nhân tố làm giảm đa dạng di truyền +Phiêu bạt gen

Đây là quá trình thờng xuất hiện trong các quần thể nhỏ, gây nên biến đổi về tần số gen. Quần thể nhỏ thờng có số cá thể ít do đó khi giao phối ngẫu nhiên thì tần số gen sau giao phối đôi khi bị lệch vì các alen ở quần thể nhỏ có tần số khác với các quần thể lớn. Ví dụ một quần thể gồm 10 gen trong đó có 5A và 5B. Đối với quần thể lớn, sau giao phối ngẫu nhiên các thế hệ sau thờng vẫn có tần số gen nh ban đầu. Tuy nhiên với quần thể nhỏ chỉ cần một vài cá thể không tham gia vào quá trình giao phối hoặc khả năng sinh sản kém, hoặc là tỉ lệ sống kém là tần số gen có thể bị biến đổi hoàn toàn, lệch so với tần số gen ban đầu chẳng hạn thành 6A và 4B hoặc là 7A và 3B, thậm chí thành 9A và 1B (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999).

+ Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo

Trong quá trình tiến hoá thì bằng con đờng chọn lọc tự nhiên, từ một loài tổ tiên ban đầu đã sinh ra các loài khác nhau. Tuy nhiên quá trình chọn lọc tự nhiên lại làm giảm lợng biến dị bởi vì quá trình này liên quan đến sự đào thải các cá thể kém thích nghi và giữ lại các cá thể thích nghi nhất với môi trờng sống.

Khác với chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo là chọn lọc có định hớng do con ngời tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra. Bởi vì con ngời chỉ chọn lọc một số cá thể và loài nhất định và lai tạo chúng để đáp ứng nhu cầu của mình cho nên sẽ làm giảm lợng biến dị di truyền. Thực tế là khi một số loài ít ỏi đợc gây trồng trên diện rộng sẽ dẫn đến hiện t- ợng xói mòn di truyền . Xói mòn di truyền sẽ làm giảm sự đa dạng của các nguồn gen bên trong mỗi loài và làm mất đi các biến dị di truyền cái mà các nhà chọn giống cần phải có để triển khai công tác cải thiện giống. Có thể nói rằng những giống cây trồng và vật nuôi đợc con ngời lai tạo và sử dụng đều có nền tảng di truyền hẹp hơn so với các loài hoang dã.

- Những nhân tố làm tăng đa dạng di truyền + Đột biến gen

Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong các gen. Các đột biến gen chính là nguồn tạo ra các gen mới và là cơ sở của biến dị di truyền. Đột biến có tác dụng làm tăng lợng biến dị, cũng có nghĩa là làm tăng tính đa dạng sinh học và đảm bảo cho sự ổn định của loài.

+ Sự di trú

Sự xâm nhập (di trú) của các các thể lạ có thể làm thay đổi tần số gen trong quần thể tại chỗ. Mức độ thay đổi phụ thuộc vào mức độ của sự di trú và sự sai khác về tần số gen giữa các cá thể cũ và cá thể mới.

Tất cả các nhân tố nh là chọn lọc, đột biến, phiêu bạt gen, sự di trú, cách li chính là các yếu tố chủ chốt tham gia vào quá trình tiến hoá của sinh giới, đôi khi còn đợc coi là động lực chính của quá trình tiến hoá.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu ở Việt Nam- P2 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w