Hoàn thiện chính sách của hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc của WTO:

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 29 - 36)

Một là, để chủ động trong tiến trình hội nhập WTO, đảm bảo sự nhất quán trong các cam kết với các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế và các cam kết khi gia nhập WTO, cần phải hoạch định một phương án cam kết tổng thể, trọn gói tất cả các lĩnh vực (cho thương mại, dịch vụ, hàng hóa). Đó là cam kết về tiến trình sửa chữa các điểm chưa phù hợp với WTO trong chính sách; cam kết về mở cửa thị trường (ràng buộc về thuế quan, cam kết về các vấn đề trợ cấp, cam kết về các loại phí, cam kết về quản lý giá thành trong nước…). Trong đó, cam kết về thuế phải được xác định sau cùng khi đã có đầy đủ những cân nhắc, tính toán và dự kiến cho các cam kết khác, để đảm bảo rằng hàng rào thuế quan là hàng rào bảo hộ cuối cùng được phép cho các DN trong nước, theo đúng quy định của WTO. Các cam kết về thuế cần được tính toán để đảm bảo khi đưa ra đàm phán phải đạt được mục tiêu cuối cùng là sản xuất trong nước có thể đứng vững và phát triển khi thực hiện hội nhập WTO, mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.

Hai là, việc sửa đổi các quy định trong hệ thống chính sách thuế và trong từng sắc thuế theo quy định của WTO là một đòi hỏi bắt buộc. Tuy nhiên việc sửa đổi này phải được tiến hành một cách thận trọng trong một khoảng thời gian xác định để đảm bảo không gây hụt hẫng nguồn thu ngân sách, đồng thời tạo điều kiện cho các DN có đủ thời gian chuẩn bị thích ứng với những thay đổi trong chính sách cũng như trong cạnh tranh. Việc sửa đổi này có thể cần thực hiện trong một thời kỳ quá độ từ 8 - 10 năm. Mặt khác, việc cải cách chính sách thuế cho công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ đòi hỏi một thời hạn dài hơn, thậm chí đến 2020, vì chính sách thuế này đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho một hệ thống chính sách có chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Khi gia nhập WTO, hàng rào thuế quan sẽ giảm một cách căn bản và theo đó tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu và thuế gián thu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước sẽ giảm mạnh; đồng thời thuế thu nhập và đặc biệt là thuế VAT sẽ trở thành hai sắc thuế chủ yếu. Tuy nhiên, về dài hạn khi Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp và đã thực hiện tự do hóa thương mại với ASEAN thì thuế thu nhập sẽ trở thành

nguồn thu cơ bản từ thuế của NSNN, giống như thực tế hiện nay ở các quốc gia phát triển.

Ba là, việc xây dựng hoàn chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu phải trên nguyên tắc khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ có trọng điểm, có thời hạn một số ngành sản xuất trong nước. Thông qua hệ thống các mức thuế được xác định một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển sản xuất, hệ thống chính sách thuế sẽ thực hiện vai trò khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hữu hiệu và đúng hướng cho những ngành có lợi thế cạnh tranh, hay những ngành sản xuất mũi nhọn trong kế hoạch công nghiệp hóa đất nước.

Tuy nhiên, các mức độ ưu tiên hay bảo hộ phải xác định một cách cụ thể và phải có lịch trình giảm dần phù hợp với các cam kết WTO và các hiệp định khu vực và quốc tế mà chúng ta cam kết, nhằm tạo áp lực buộc các DN trong nước vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh gay gắt khi thực hiện mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại, dịch vụ. Đồng thời cần thiết nghiên cứu và ban hành một số loại thuế mới nhằm bảo vệ thị trường nội địa và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh như: thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng…

Bốn là, các biện pháp ưu tiên, ưu đãi, miễn giảm rất có ý nghĩa đối với việc khuyến khích đầu tư, thực hiện điều tiết vĩ mô, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, và thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Tuy nhiên, cần xác định thời hạn miễn giảm cụ thể, sau đó hạn chế và chuyển dần sang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo tính trung lập và vai trò phân bổ các nguồn lực của thuế, đảm bảo tính công bằng và đảm bảo các cam kết với WTO.

-Đối với thuế xuất khẩu:

Để đảm bảo khuyến khích tối đa hoạt động xuất khẩu, chỉ thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu mà VN đã có thị trường ổn định hoặc là nguyên liệu thô cần cho sản xuất trong nước như quặng thô, phế liệu kim loại...Cần điều chỉnh

theo hướng giảm và tiến tới bỏ thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng như may mặc, da giày, nông sản chế biến để khuyến khích xuất khẩu.

- Thuế nhập khẩu:

o Giảm bớt số mức thuế nhập khẩu và mức thuế cao nhất: hiện nay nước ta có 18 mức thuế nhập khẩu, mức thuế cao nhất là 60%. Để phù hợp với yêu cầu hội nhập ta phải giảm dần mức thuế cao nhất và giảm số lượng mức thuế. Về lâu dài, mức thuế phù hợp với yêu cầu AFTA là 0 - 5%, nhưng trước mắt ta phải giảm dần, song đối với các mặt hàng mà nước ta không có tiềm năng lợi thế và chưa có khả năng sản xuất trong những năm sắp tới, những mặt hàng là nguyên liệu vật tư quan trọng và chủ yếu cho sản xuất các ngành có thế mạnh cạnh tranh và xuất khẩu...thì cần xây dựng mức thuế nhập khẩu thấp hơn mức bảo hộ cấp I. Trong tương lai, biểu thuế nhập khẩu hoàn thiện là 8 mức 0%, 3%, 5%, 10%, 20%, 30%, 40% và 50%. Đồng thời mức thuế cao nhất là 60% cũng được giảm xuống còn 50%.

o Cần xác định rõ mức thuế nhập khẩu tạm thời cho các loại hàng hóa đặc biệt: trong luật thuế hiện hành chúng ta chưa có quy định về mức thuế tạm thời đối với một số loại hàng nhập khẩu mà giá bán của nước xuất khẩu quá thấp so với giá thành của hàng hóa nhằm gây rối hoặc có tính chất đe dọa sự phát triển sản xuất trong nước. Vì vậy cần phải có quy định về thuế suất tạm thời nhằm chống lại tình trạng bán phá giá, hoặc hộ giá để nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Đây là những biện pháp đối phó với những hành động cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế được nhiều nước áp dụng.

- Cần rà soát biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để phát hiện những điều bất hợp lý, trên cơ sơ đó hiệu chỉnh danh mục, mức thuế xuất khẩu nhập khẩu cho phù hợp, chuẩn xác nhằm hạn chế việc áp dụng sai thuế suất.

- Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo WTO. Giá tính thuế nhập khẩu phải dựa trên cơ sơ mức giá trung bình trên thị trường thế giới hoặc mức giá được ghi trong hợp đồng nhập khẩu.

- Tăng cường bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ nhận thức, khả năng vận dụng và tổ chức thực hiện luật pháp của các cán bộ ngành thuế và ngành hải quan. Bên cạnh các biện pháp giáo dục, kỷ luật hành chính, cần chú ý tới việc gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất đối với các cán bộ này. Cần đổi mới, trang bị

phương tiện làm việc của đội ngũ tuần tra chống buôn lậu trốn thuế. Cải tiến quy trình thu thuế xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hợp lý phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện: Bộ Công thương vừa có quy định cho phép 35 loại hàng hóa được sản xuất từ các nước có chung biên giới nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới thời kỳ 2010 – 2012.

Các loại hàng hóa này sẽ được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/người/lượt, trong thời gian từ 1/6/2010 tới hết ngày 31/12/2012.

Việc cắt giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo biểu thuế mới ban hành kèm theo Thông tư 216/TT-BTC nằm trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cụ thể, các mức thuế suất được cắt giảm hơn so với mức thuế hiện hành từ 1% đến 6%, trong đó mức giảm chủ yếu là

2% - 3%.

Theo biểu thuế mới, có tổng cộng 1.654 dòng thuế phải thực hiện cắt giảm theo cam kết WTO. Trong số các nhóm hàng giảm theo cam kết và gộp thuế, đối với các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất là xăng dầu, ô tô xe máy, linh kiện và máy móc trang thiết bị, sắt thép thì các mức thuế cho các nhóm này đều là mức trần WTO (trừ xăng dầu).

Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện các chương trình cắt giảm thuế theo yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư vào APEC đến năm 2020.

Từ ngày 11/1/2007 nước ta đã chủ động thực hiện các cam kết ràng buộc toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu gồm 10.689 dòng thuế, mức giảm bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4% với lộ trình thực hiện sau 5 đến 7 năm và công bố cắt giảm 1.812 dòng thuế nhập khẩu với mức thuế suất giảm bình quân là 14,5%. Từ 1/1/2008, theo cam kết với WTO, sẽ có khoảng 1.700 dòng thuế được cắt giảm, với mức giảm phổ biến từ 1- 6%, mức giảm này không chênh lệch quá lớn so với sắc thuế hiện hành. Từ năm 2009 sẽ tiếp tục giảm khoảng 2.000 dòng thuế của hơn 20 nhóm hàng với mức tối đa khoảng 2%. Trong những năm tới, thực hiện các cam kết với WTO Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất nhiều hơn đối với hàng nghìn dòng thuế, không chỉ có thế mà thực hiện cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo nhưng cam kết song phương và khu vực.

Như vậy, tuy việc cắt giảm hàng loạt các dòng thuế theo các cam kết đa phương và song phương, khu vực và thế giới được thực hiện ngày càng sâu rộng đối với hàng nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng, thể hiện ở hiện tượng nhập siêu năm 2007 là 14,1200 tỷ USD và 6 tháng đầu năm nay đã vượt cả năm trước đây. Nguyên nhân của số thu NSNN tăng mạnh trong thời gian qua, do hiện tượng nhập siêu gia tăng nhanh chóng từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Giải pháp khắc phục nhập siêu

Quá trình thực hiện các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương (trong đó có WTO) thì việc giảm thuế suất ngày càng sâu rộng đối với hàng nhập khẩu là một tất yếu khách quan. Việc cắt giảm các dòng thuế suất này trong thời gian gần đây của nước ta là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhập khẩu tăng cao, đã dẫn đến nhập siêu lớn đe dọa cân đối

nền kinh tế vĩ mô, làm tăng tỷ giá ngoại hối và còn tác động đến lạm phát cao ở trong nước. Vì vậy, việc triển khai một số một số giải pháp quản lý nhập khẩu mới phù hợp với quy định của WTO là hết sức cần thiết.

Việc giảm thuế quan theo các cam kết đa phương, khu vực và song phương có mặt tích cực như giảm chi phí đầu vào cho nhiều sản phẩm trong nước, tạo sức thúc ép các doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh để giữ vững thị trường và hơn thế còn khai thác thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu (do cũng được các thành viên WTO giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với hàng hoá Việt Nam). Bởi vậy, giải pháp hàng đầu là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở sản xuất, kinh doanh, quy mô thương mại trong nước và xuất khẩu đều phát triển mạnh thì nguồn thu NSNN sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững.

Trong năm 2008 và những năm tới, tình trạng nhập siêu còn trầm trọng hơn do hậu quả của chính sách bảo hộ thời kỳ tiền gia nhập WTO. Trong điều kiện thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là chức năng bảo hộ của thuế nhập khẩu cần được điều chỉnh lại cho phù hợp. Trước mắt cần xây dựng Biểu thuế nhập khẩu cho phù hợp với định hướng bảo vệ có chọn lọc đối với ngành hàng kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các dòng thuế nhập khẩu cần điều chỉnh theo hướng bảo vệ, hỗ trợ những ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh trong một điều kiện với một thời hạn và xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cầu kinh tế, định hướng phát triển các ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu đặt ra. Bảo hộ cũng cần có lộ trình giảm dần, có như vậy chính sách bảo hộ mới có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh mà vẫn không phải triệt tiêu sức canh tranh của hàng hóa trong nước. Về lâu dài, việc điều hành chính sách thuế nhập khẩu nên dựa trên quan điểm coi đó là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứ không phải là một nguồn thu quan trọng. Có như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu mới đáp ứng được là một hàng rào hữu hiệu để hạn chế nhập siêu và bảo hộ sản xuất trong nước. Đây là xu hướng tất nhiên khi thực hiện những cam kết quốc tế về hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt là quy định của WTO.

Về lâu dài, cần có phương án cụ thể để thuế hóa các hàng rào phi thuế quan nhằm đáp ứng một nguyên tắc hàng đầu của WTO là chỉ bảo hộ bằng thuế quan, mọi hàng rào phi thuế quan phải được loại bỏ. Việc thuế hóa cần được tiến hành theo tiến độ và phương án cân nhắc cụ thể, sẽ tránh cho nền kinh tế gặp phải những biến động đột ngột khi phải loại bỏ ngay hàng rào phi thuế quan và thay bằng hàng rào thuế quan, nhất là trong trường hợp chưa có giải pháp hữu hiệu khác để bảo vệ hợp lý nền sản xuất nội địa và ngăn chặn gian lận thương mại.Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt về thủ tục hải quan cần nhanh chóng áp dụng rộng thủ tục hải quan điện tử, kết hợp các tiêu chí quản lý rủi ro và hoạt động quản lý tuân thủ vì lượng hàng hóa thông quan ngày một tăng mạnh.

Ngoài ra, việc thay đổi thói quen xuất khẩu hàng hóa giá FOB và nhập khẩu hàng hóa giá CIF bằng xuất khẩu giá CIF và nhập khẩu giá FOB tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thu được tiền bảo hiểm và cước tàu, xuất khẩu theo giá CIF cũng khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm và vận tải Việt Nam phát triển mạnh hơn. Việc xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB không còn quá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, do thói quen và do thiếu thông tin nên các doanh nghiệp chưa lưu ý đúng mức về vấn đề này. Vấn đề thay đổi thói quen là khó nhưng không phải không thực hiện được mà cần có sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như công tác tuyên truyền, vận động, áp dụng những biện pháp khuyến khích của chính phủ.

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 29 - 36)