0
Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

CỦA CAO HÀNH KIỆN 2.1 Khái quát về biểu tượng

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN (Trang 32 -34 )

2.1.1 Các quan niệm về biểu tượng

Thuật ngữ “biểu tượng” trong tiếng Việt xuất phát từ thuật ngữ “Symbole” trong tiếng Pháp. Nhà phân tâm học Thụy Sĩ C.G.Jung, tù góc độ ngôn ngữ đã nói: “Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày nhưng còn gợi thêm nhiều ý nghĩa khác bổ sung vào ý nghĩa ước định, hiển nhiên và trực tiếp của nó”.

Nhà phê bình lí luận Đỗ Lai Thúy cũng trong công trình Hồ Xuân Hươìĩg hoài niệm và phồn thực định nghĩa như sau: “Biếu tượng là một thứ xác định toàn bộ trên hiện thực trủĩi tượng, nằm ngoài tầm với của các giác quan trong hình thức một hình ảnh hay một vật thế”.

Trong Từ đỉến biếu trưng văn hóa thế giới do Alain Gheebrant Jean Cheralir chủ biên thì “Biểu tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và chú ý nhiều ở ý nghĩa biểu trưng” [1; 268]. Neu dấu hiệu là một quy ước tùy tiện, trong đó cái biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau thì “Biếu tượng giả định có sự đồng nhất giữa cái biếu đạt và cải được biếu đạt theo nghĩa một lực năng động tố chức

Một định nghĩa về biếu tượng nằm trong cuốn Từ điến Tiếng Việt như sau: “Biêu tượng là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đẩu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan của ta đã chấm hết” [14; 88].

Nhiều ý kiến lại cho rằng, “Biếu tượng nghệ thuật, biếu tượng thơ ca là sự chuyến hóa, sáng tạo lại biếu tượng nhận thức trong đời sống tâm lí thành biếu tượìĩg biếu đạt trong phạm vi nghệ thuật

Đó là những cách hiếu và khái niệm phố biến, thâu tóm được nội dung và ý nghĩa nội hàm của biểu tượng. Tác giả khóa luận, nhìn vào các quan

niệm đó làm cơ sở khai thác vận dụng cho bài viết của mình. Biểu tượng có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ, nhất là trong văn học. Trong văn học, biểu tượng luôn được xem là một sáng tạo nghệ thuật. Đó là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan.Từ một biểu tượng được lựa chọn sẽ cho thấy quan điếm thấm mĩ của tác giả, rộng hơn cả là một thời đại, dân tộc, một nền văn hóa.

2.1.2 Biếu tượng dưới góc độ văn học

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi đã có sự kiến giải về biếu tượng dưới góc độ văn học, dựa theo quan điểm mĩ học và lí luận văn học Mác - xít trê hai cấp độ nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Biểu tượng trong văn học hiếu theo nghĩa rộng: “Biếu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sông bằng hình tượìĩg của vãn học nghệ thuật”. Còn theo nghĩa hẹp: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát dược bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thế hiện được một quan niệm, một tư tưởng hay một triết ỉí sâu xa về cuộc đời” [9;28]. Chang hạn như, hình tượng “hồn và máu” trong sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử, hình tượng “Mảnh trăng” trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, hay hình tượng “Bầu vú” trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn,... đều là những hình tượng mang tính biểu tượng cao.

Biểu tượng không gian nghệ thuật trong một tác phẩm văn học, nằm trong phạm trù biểu tượng trong văn học. Biểu tượng không gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính cụ thể và rõ ràng hơn. Không gian nghệ thuật phổ biến trong một tác phẩm xây dựng lên được tính hình tượng trong tác phẩm đó, tạo thành hệ thống chuỗi không gian dọc theo chiều dài tác phấm, tạo nên biểu tượng cho chính không gian ấy trong tác phấm. Biếu tượng không gian nghệ thuật chính là biểu tượng của nghệ thuật, nó được chuyển hóa, được

sáng tạo từ ý muốn chủ quan của tác giả. Soi chiếu vào nó thấy được hình ảnh biểu tượng của toàn tác phẩm.Không gian nghệ thuật chi phối sự dịch chuyển di động của nhân vật, hơn thế nữa không gian nghệ thuật còn là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.Cho nên, việc xác định biểu tượng không gian trong một tác phẩm văn học phụ thuộc hoàn toàn và không gian nghệ thuật trong tác phấm ấy.

Đối với Cao Hành Kiện, việc tiếp xúc nhiều với văn hóa văn học Châu Âu, đặc biệt là văn học Pháp, đã tạo điều kiện cho ông có một cái nhìn toàn diện trong việc tố chức kết cấu không gian thời gian, lần người kể chuyện trong các tác phẩm của mình. Tiểu thuyết Lỉnh Sơn ra đời, gây nhiều sóng gió trên văn đàn thế giới, không chỉ bởi tài năng vượt trội của nhà văn mà ngay cả nội dung trong nó cũng được cấu tạo phức hợp nhiều yếu tố, nhiều màu sắc. Hệ thống biểu tượng trong nó mang nhiều tầng ý nghĩa, mỗi lớp nghĩa mang một sắc thái riêng, gắn với những hình tượng riêng. Biểu tượng không gian nghệ thuật trong đó nổi lên rõ rệt nhất, tạo thành một hệ thống biểu tượng không gian, thông qua sự dịch chuyến các “vùng” không gian trong tác phấm xuyên suốt theo “cuộc truy tìm” mà nhân vật của họ Cao dày công tìm kiếm. Những luận giải về biểu tượng trong văn học ở phần trên sẽ giúp cho tác giả bài khóa luận có thêm cơ sở để triển khai hệ thống biểutượng không gian trong tiểu thuyết Lỉnh Sơn, hoàn thành nhiệm vụ của đề tài đặt ra và tuân theo những lí lẽ đã được đề cập.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN (Trang 32 -34 )

×