Các biểutượng không gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp không gian nghệ thuật trong linh sơn của cao hành kiện (Trang 34)

Biểu tượng được coi là một hình thức phản ánh có tính đa nghĩa, thiên về gợi thức cảm giác, mơ tưởng và tôn trọng tối đa quyền tưởng tượng, suy đoán của người đọc. Vì vậy, có thể phân loại biểu tượng theo những tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào cảm quan, cảm thụ của mỗi người.

Cuối thế kỉ XX, nhất là sau giai đoạn cải cách mở cửa, nền văn học Trung Quốc, đặc biệt là văn xuôi đã có những bước tiếp cận với văn chương hiện đại chủ nghĩa và bứt

phá ngoạn mục. Hòa nhập và bắt kịp với dòng chảy của văn chương thế giới. Làm thay đổi diện mạo nền văn xuôi Trung Quốc. Và Lỉnh Sơn là cái tên rạng rỡ nhất khi lần đầu tiên trong lịch sử giải thưởng văn học Nobel có tên của một nhà văn gốc Trung Quốc (mặc dù thời gian đó phía Trung Quốc không mấy đồng ý với ủy ban trao giải). Linh Sơn mang lại vẻ mặt kiêu hãnh cho văn học Trung Quốc, phản bác quan niệm và suy nghĩ cho rằng văn học nước này chỉ dừng lại ở những đỉnh cao trong quá khứ như Tam Quốc chí, Thủy Hử, Tây Du kí, hay Hồng Lâu Mộng hoặc AQ chính truyện. Biểu tượng cho niềm kiêu hãnh đó chính là ngọn Linh Sơn, hòn Núi Thiêng của cả dân tộc, của văn hóa Trung Hoa chói lọi, mà người dày công tìm kiếm là nhà văn họ Cao, tên Hành Kiện.

2.2.1 Biểu tượng Linh Sơn

Không gian nghệ thuật trong Linh Sơn mang tính hình tượng biểu trưng rõ nét. Nó mang nhiều màu sắc khác nhau, từ tôn giáo, tâm linh, thần thánh tới không gian hết sức đời thường của đời sống con người, cũng như của thiên nhiên vạn vật. Lỉnh Sơn giật được giải Nobel không phải là đơn giản hay ngẫu nhiên, ăn may như người ta vẫn bàn tán. Lỉnh Sơn tồn tại trong nó những giá trị văn hóa đích thực, người ta thấy được những giá trị đó trong công cuộc “khai quật lại” nền văn hóa bản địa quanh bờ sông Dương Tử. Có thể nói, ngay từ tên tác phẩm cũng là một biếu tượng đa nghĩa trong tác phấm.

Tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa song cũng không hề mang tính kiêu căng kiêu ngạo của đất nước có bề dày 7000 năm lịch sử. Cũng không hề mang vẻ ngạo mạn vào sức mạnh nội sinh của văn hóa lâu đời ấy. Đến Linh Sơn, tác phẩm đã cắt bỏ hoàn toàn cái công thức chương hồi muôn thủa trong tiểu thuyết cổ điển, 81 chương trong chuyến hành trình đi tìm ngọn Linh Sơn không còn văng vắng câu kết chuyến hối

“muốn biết tình tiêt ra sao, xin mời sang hồi sau sẽ rõ”. Đó là sự thay áo cho tiêu thuyết cổ Trung Quốc, nhưng không làm mất đi cái vẻ mẫu mực đĩnh đạc của thể loại này.

Tác phẩm của Cao thực sự đã đưa văn chương Trung Quốc cập tới bến của văn chương hiện đại chủ nghĩa thế giới. Dựa vào nền văn hóa đặc trưng mà hòa nhập bắt kịp văn học nhân loại. Biểu tượng Núi trong tiểu thuyết Linh Sơn là hình ảnh ấn giấu nhiều

tầng nghĩa. Vừa mang giá trị văn hóa vừa mang ý nghĩa chinh phục đối với độc giả. Khi người ta gác lại mọi thứ, chinh phục đỉnh cao của nhân loại ngọn Everest kì thú, thì Cao lại đưa người đọc trở về với thế giới tâm linh, với ngọn núi Hồn mang sắc màu dung dị.

Cái tên Lỉnh Sơn mang đầy nỗi ám ảnh. Trong văn hóa Phật giáo, Linh Sơn (Linh Thứu Sơn) là tên gọi ngọn núi danh tiếng, gần thành Vương Xá (Rạịagriha) nơi Phật Thích Ca giảng Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, Linh Sơn được ví như cõi Phật!!!. Linh Sơn vì thế được coi là nơi tuyệt đích vậy. Trong tác phấm, nhà văn nói nhiều đến Vũ Di, Vũ Di Sơn. Thôn Vũ Di gần núi cùng tên thuộc tỉnh Giang Tây - Trung Quốc, quê hương của tác giả. Cao Hành Kiện nhiều lần nhắc tới cuộc hành hương dài 15000km của mình bên dòng Dương Tử, chuyến đi đó của ông ăn nhập trùng khít với các nhân vật

ta, và cả mi trong tác phẩm. Vậy Linh Sơn là điểm đến lí tương, là cõi Niết Bàn hay cõi chết? Linh sơn là cuộc truy tìm thực sự hay là chỗ bắt đầu cho mọi cuộc kiếm tìm? [17; 152]

Hành trình của nhân vật đi kiếm tìm ngọn Linh Sơn là hành trình của người đi tìm lại cái bản ngã của chính mình. Có thể thấy ngọn Linh Sơn là cái hữu ngã trong cái vô ngã, mà người ta tìm mãi tìm mãi không ra. Cao hành Kiện từng nói với báo giới về

ĨÀnh Sơn: Với tôi Trung Quốc như một trang sách đã lật xong. Nó đã là quá khứ. Tìm về Linh Sơn, là tìm về quá

khứ, tìm về Linh Sơn cũng đế giã từ quá khứ. Linh Sơn chính là công cuộc tìm lại bản thể Trung Hoa mới, nhưng công cuộc tìm kiếm ngọn núi Hồn, núi Thiêng này không hề phải chuyện dễ. Hệt như Lỗ Tấn hồi nào đó quay lại tìm Cố hương, tìm hoài không thấy nên cũng đành Giã từ, Bàng hoàng nhưng không chút thương tiếc.

Cũng chang biết Vũ Di Sơn có liên quan gì tới Vu Sơn, Vu Giáp quê hương của mây mưa, rồi mây mưa nảy sinh ra chuyện tình ái. Nhân vật chính đi tìm Linh Sơn, Linh Sơn chưa tới được đã mắc lưới ái tình Vu Di, Vu Sơn, Vu Giáp. Cuộc mắc lưới này cứ khiến ta nghĩ nhiều tới một vị lãnh tụ vĩ đại nào trên thế gian này, người

đi tìm tự do tôn kính, người đi tìm khát vọng cho riêng mình, chỉ cần đến được Linh Sơn, chỉ cần được nhìn thấy nó mà mong mỏi hoài không đặng [17; 153].

Ngọn Linh Sơn trong tác phẩm không hề có thật, nó phản lại cái tính tò mò của nhân vật, phản lại ý thức đau đáu kiếm tìm nó của nhân vật.Hành trình của người miệt mài kiếm tìm nó không kết quả, cuộc tìm kiếm được Trần Đĩnh đánh giá hết sức đơn giản và ngắn gọn “Một cuộc đi không tới nơi”. Biết Linh Sơn ở đâu mà tìm, đường đi ra sao mà đi tới. Đi không tới nơi là vì nó không có thật, nó là cái bản ngã có sơ đồ và có lời tuyên chỉ. Chương đầu tiên, nhân vật tự cho mình là người biết nhiều, đi đây đi đó “từ nam chí bắc” nhưng cũng chưa từng nghe qua ngọn Linh Sơn. Dọc đường đi, nhiều người chỉ đường mơ hồ xuất hiện và cũng chả có ai nói được Linh Son ở đâu. Nhưng đến cuối tác phấmmột tia hi vọng lóe lên khi nhân vật của Cao gặp Lão Thạch, một cụ già ngồi chống gậy, tỏ vẻ thông tường, nói về Linh Sơn như biết tất cả “thì nó ở đằng ấy, bên kia sông”. Cuộc kiếm tìm gần như không thấy, khiến hắn mơ màng khó định vị chỗ đứng, không rõ bên này hay bên kia, bất giác nhớ về câu ngạn ngữ co “Cỏ cũng về, không cũng về, đùng ở hên kìa sông gió lạnh thổi ” (chương 76)

Linh Sơn là ngọn núi chi phối toàn bộ tác phấm. Trong nguyên bản Linh Sơn

tiếng Trung, triết tự rõ ràng Lỉnh trong linh thiêng; Sơn trong sơn thủy. Dịch nguyên nghĩa thì Lỉnh Sơn có nghĩa là Núi Thiêng. Núi thiêng vừa mang giá trị thực tế về nghĩa vừa mang giá trị tâm linh, tinh thần. Nhưng đọc Lỉnh Sơn thấy trong đó có ngọn núi mang Hồn núi. Linh hồn đó theo Lỉnh Sơn trong suốt “cuộc dượt đuối” của các nhân vật ao ước tìm ra nó.

Với Linh Sơn, bạn còn tìm thấy được một vẻ đẹp khó tả của thiên nhiên, của nền văn hóa Trung Hoa giàu có của lịch sử. Và không chỉ là nền văn hóa Trung Hoa của người Hán mà còn của của người Miêu, của các dân tộc ít người bị dân tộc Hán cai trị ở vùng bên dưới biên giới Tây Nam. “ Vua Hoàng đế - thủy to của người Hán, diệt Suy Vưu; Vua Đại Vũ là kẻ đầu tiên bóp chết kẻ khác đế thực hiện ý chí

của mình ” thế hiện được tính chất tàn bạo của các cuộc suy vong trong lịch sử khốc liệt, hình thành nên một dòng văn hóa nội sinh mạnh mẽ.

Nhân vật trong Linh Sơn đi tìm Linh Sơn, một ngọn núi Thiêng trong huyền thoại. Đó là hành trình đi tìm về cái bản ngã vô tận. Là hành trình tìm về gốc gác nguồn cội của văn hóa truyền thống, tìm về quãng thời gian đã đánh mất, những vẻ đẹp của quá khứ, những số mệnh đau khổ của những con người bị đè nén, bị vùi dập, bị lãng quên trước những đổi thay của thời cuộc. Con người trong Linh Sơn thật cô đơn, mảy may tự trò chuyện, dù họ có bấu víu yêu thương hay hành hạ nhau thì họ vẫn cô đơn (minàng; nànghắn; tanàng). Nhưng phải chăng, chỉ khi họ tự ý thức được sự cô đơn đó thì họ mới tìm thấy được chính mình.

Con người tìm về Linh Sơn luôn sốt sắng đặt ra câu hỏi rằng, Lỉnh Sơn xa đây không? Đường đi Lỉnh Sơn như thế nào?Còn đi bao lâu nữa?hay Ớ ĨÃnh Sơn cỏ những gì?... Các câu hỏi không mấy người biết đáp án “người ta chỉ dê dàng tìm thây Lỉnh Đài, Lỉnh Khâu, Lỉnh Nham và thậm chí cả Lỉnh

Sơn nếu lật giở tấm bản đồ Trung Quốc các tỉnh”. Biếu tượng Linh Sơn trở nên kì bí khi người ta dày công tìm kiếm mà vô kiến. Hệt như những người phương tây cất công đi tìm tòa án, đi tìm lâu đài, đi tìm cánh cửa của pháp luật.

Hình tượng ngọn Linh Sơn trong tác phẩm được các chuyên gia phương Tây đánh giá và công nhận “Ngọn núi hồn đứng sừng sững và tự lấy nó làm hệ quy chiếuNgọn núi hồn thiêng ấy trở đi trở lại trong tác phẩm, trong suốt cuộc hành trình mangtính hiện thực, nhân vật đã chiếm lĩnh phần không gian núi non hiểm trở, bằng phương thức thủ công nhưng chuyên nghiệp đó là phương thức leo trèo, trú ngụ, chinh phục độ cao của rất nhiều ngọn núi, trong cả dãy núi Thanh Thành những 36 ngọn thấp cao cùng 108 danh lam thắng cảnh trên nó.

Bản chất của Lỉnh Sơn là lấy thân để chế ngự tâm. Tâm lí dùng dằng không có hệ quy chiếu rõ ràng dễ đẩy người ta rơi vào trạng thái vô minh trong khi đó: “chỉ mảy may vô minh cũng biến cuộc tìm kiếm trở thành công cốc”. Nên có thể nói, Lỉnh Sơn là cái

mà người ta vọng tưởng ra rồi hình thành nên cái tham vọng của riêng mình, đi tìm kiếm không ngừng, thế hiện sự u mê, vô minh, và cố chấp. Linh Sơn là không gian của sự phá chấp đến an lạc, nó gần với tự tính vũ trụ, nơi mà nhân vật muốn đến để ngắm mọi thứ trên đời: “đều ở dạng sơ khai”, “có rừng nguyên sinh” (chương 1), “ngắm cảnh phượng hoàng trong Linh Sơn” (chương 3). Đó là một dạng niềm tin nằm trong tâm can con người trong Linh Sơn “Cả hai cùng trèo lên Linh Sơn, nàng muốn ngắm toàn vẹn tâm hồn mi trên đó” (chương 32).

Biểu tượng ngọn núi hồn thiêng không được mô tả một cách tỉ mỉ rõ ràng như khi Cao vẽ một bức tranh thủy mặc. Ngọn Linh Sơn được xây dựng nên bằng cách mà người ta tìm kiếm nó, nó là một trạng thái trong tâm hồn con người chứ không phải là một thực thể trong thực tại vũ trụ bao la. Chính điều ấy đã khiến ngọn núi Hồn không ngừng ám ảnh, văng vắg vang lên tiếng vọng của mita trong tâm trí bạn đọc.

Lỉnh Sơn còn thể hiện cho quan niệm nhân duyên và duyên khởi trong giáo lí nhà Phật. Con người chỉ cảm thất an lạc tuyệt đối trong không gain tinh khiết của thiện nhiên và trong chính tâm linh bản ngã của mình. Nhân vật đứng bên này sông lẫn lẫn lộn lộn, mất phương hướng, khó xác định được vị trí một cách minh bạch, nhầm lẫn bên này hay bên kia thị trấn Ô Y, chỉ ngộ ra một điều của sự trở về “Có cũng về, không cũng về”. Đó là vạn pháp quy tâm của nhà Phật. Tất cả chỉ bằng chữ “hồi”. Tìm về Linh Sơn là khát khao tìm lại chính bản thân, khát khao được quay về với cái ban đầu của thiên nhiên cũng như cái chân thiện mĩ trong quan niệm của con người, thể hiện được màu sắc tâm linh rõ nét.Ngọn Linh Son trong tác phẩm cùng tên với ngọn Linh Son trong tác phẩm

Tây Du kí của Ngô Thừa Ân, được xem là có sự liên văn bản, trong đó có liên can cả về mặt văn hóa. Neu trong Tây Du kỉ, Lỉnh Sơn là tất cả các ngọn núi thiêng trong thiên hạ của nhà Phật, thì sang giọng văn của Cao, Lỉnh Sơn lại tìm hoài không tỏ, Lỉnh Sơn ở đâu đó trong trong tâm người muốn tịnh. Đó cũng chính là lí do mà không gian Thiền được Cao chọn vào nằm trong hệ quy chiếu làm cái kết cho tác phẩm của mình [19;p3.2]

Biểu tượng Linh Sơn trong tác phẩm chính là mong muốn tìm kiếm lại một không gian tĩnh mịch rồi chiêm nghiệm lại những gì đã qua cả những thứ đã mất, giá trị hoàng kim của nền văn hóa, của ngôn ngữ Trung Hoa. Neu Cao giống như người đi “tìm vàng”, một thứ “vàng mười” trong ngôi nhà văn hóa dân tộcthì Lỉnh Sơn chính là “hòn vàng” vô vàn giá trị.

2.2.2 Biểu tượng Nhà

Tín hiệu biểu tượng tiếp theo được định hình trong tác phẩm Linh Sơn chính là hiếu tượng về ngôi nhà. Nhà là cũng là hình ảnh trở đi trở lại rất nhiều trong tác phẩm. Thể hiện ý thức tự chủ trong công đồng. Ngôi nhà là sự phóng to hay thu nhỏ của không gian sinh hoạt của nhân vật. Trong tác phấm này, hình tượng ngôi nhà cùng với hình tượng gian phòng thể hiện một sự khép kín, kín đáo.

Trong đời sống, có nhiều công trình mang tính chất bao phủ được chọn làm biểu tượng đại diện cho một cơ quan, một tổ chức hay một quốc gia. Nhà hát Ôpêra đặt ở thủ đô của nước úc đại diện cho cả một quốc gia lớn. Nhà thờ Đức Bà Pari được coi là biểu tượng của thủ đô cùng với tòa Effen tráng lệ... Song những công trình đó chưa thể hiện được sự khép kín, nhỏ bé của không gian sinh hoạt. Phải khi tiếp cận tác phẩm Linh Sơn, bạn đọc mới hiểu được giá trị bao la và tầng ý nghĩa đa chiều của ngôi nhà trong thực tế đời sống và cả trong văn học nghệ thuật.

Trong Từ điển biếu tượng văn hóa thế giớicỏ đoạn; “Theo Bachelard, ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trung cho các trạng thải đa dạng của tâm hồn. Tầng hầm tương ủng với cõi vô thức, tầng áp mái tương ứng với mức cao thượng của tinh thần ” [1 ;678].

Trong Lỉnh Sơn, không gian ngôi nhà là nơi đại diện cho sự trở về, gắn liền với nó là sự hiện diện của con người. Con người trong Linh Sơn luôn thế hiện tính nội tâm trong con người mình. Hình tượng ngôi nhà trong tác phẩm được nhắc tới chủ yếu cùng với hình tượng căn phòng, thể hiện sự an toàn, riêng tư, khép kín. Không gian đó trong

phúc, về tương lai và đại diện cho bến bờ hạnh phúc của tình yêu. Hình tượng nhân vật “/iàng” trong tác phẩm xuất hiện ở những chương đầu tiên bên không gian nhà thủy tạ (chương 3), ở những chương về sau dù chỉ gặp nàng chưa được bao lâu, chỉ thoáng qua trong ngôi làng, trong phòng văn hóa huyện, nàng cũng sẵn sàng hiến dâng cho mi, cho

ta những đềm nồng nàn nhất (chương 45). Trinh tiết của nàng đối lấy cho tình yêu, tình yêu chưa được ấp ủ, nhưng cả nàng và ta đều mang nặng một tâm tư “Trước khi ra đi, ta ôm lấy nàng, nàng ngoảnh mặt đi và nhắm mắt lại” [6; 384].

Hình ảnh ngôi nhà gắn liền với người phụ nữ. Trong hồi ức khủng khiếp của Cao suốt 10 năm cơn động loạn cộng thêm sự phản bội của mụ vợ. Ông cố gắng quên đi và ông đã nghĩ đến đàn bà, ông dung hình ảnh người đàn bà như một công cụ đế bắt đầu quên đi tất cả. Ông nghĩ đến những trang truyện tình dục nhiều hơn, và điều ấy được thể hiện lặp đi lặp lại trong sáng tác của ông. Mang một dấu hiệu của hậu hiện đại trong văn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp không gian nghệ thuật trong linh sơn của cao hành kiện (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w