Làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).

Một phần của tài liệu Giáo trình chiến thuật từng người trong chiến đấu (Trang 39 - 40)

2.4.1. Nhiệm vụ : Khi đơn vị trú quân hoặc quá trình chiến đấu làm chủ trận địa... chiến sĩ có thể được cấp trên phái ra làm nhiệm vụ canh gác. Nội dung chính của nhiệm vụ canh gác là :

- Bảo đảm an toàn cho đơn vị.

- Phát hiện ngăn chặn quân địch kịp thời.

- Kiểm tra người lạ hoặc hiện tượng làm lộ bí mật.

2.4.2. Yêu cầu :

* Phải hiểu rõ nhiệm vụ, làm đúng chức trách.

* Nắm vững địch, ta, địa hình, nhân dân trong khu vực canh gác. * Luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao.

* Phát hiện và xử trí các tình huống chính xác, kịp thời. * Luôn giữ vững liên lạc với cấp trên và đồng đội. * Không rời nơi canh gác khi chưa có lệnh.

Phân tích yêu cầu 1 :

- Ý nghĩa : Là yêu cầu rất quan trọng. Thực hiện tốt yêu cầu giúp người chiến sĩ xác định rõ vị trí canh gác chức trách, quyền hạn khi canh gác, xử trí tình huống kịp thời và chính xác. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Nội dung. Thể hiện.

+ Hiểu rõ nhiệm vụ là phải nắm chắc về địch, địa hình, bạn, ký, tín, ám hiệu hiệp đồng chiến đấu. Hành động mưu trí, dũng cảm xử trí kịp thời các tình huống xảy ra.

+ Làm đúng chức trách : Là chấp hành nghiêm kỹ luật khi canh gác. Không tùy tiện tự ý bỏ vị trí (khu vực) canh gác cấp trên quy định. Không giải quyết công việc quá quyền hạn đồng thời báo cáo kịp thời với cấp trên các tình huống xảy ra một cách chính xác.

- Biện pháp :

+ Phải thường xuyên chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy và các quy định trong canh gác.

+ Phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo. Vận dụng tốt thủ đoạn nghe, nhìn, phát hiện nhanh các tình huống và xử trí kịp thời.

Sáu yêu cầu trên là một thể thống nhất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình làm nhiệm vụ canh gác, chiến sĩ phải luôn quán triệt và thực hiện tốt những yêu cầu trên đồng thời vận dụng sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.4.3. Hành động sau khi nhận nhiệm vụ.

* Hiểu rõ nhiệm vụ : Khi nhận nhiệm vụ phải hiểu rõ những điểm chính sau đây :

- Hiểu rõ phạm vi khu vực trú quân của đơn vị để nắm chắc tình hình có liên quan, xác định ý nghĩa canh gác cho phù hợp.

- Hiểu rõ địa hình, đường xá đi lại để đánh giá chính xác những thuận lợi, khó khăn, trên cơ sở đó vận dụng tư thế động tác cho phù hợp.

- Hiểu rõ địch ở đâu, có thể đi đường nào, hướng nào ? Để phán đoán được âm mưu, thủ đoạn của chúng để có biện pháp ứng phó kịp thời.

- Hiểu rõ nơi canh gác, tuần tra của đồng đội và đơn vị bạn có liên quan, nhằm liên lạc, hiệp đồng trao đổi nắm chắc tình hình trong canh gác.

- Hiểu rõ vị trí, phạm vi canh gác, đường đi, đường về và thời gian canh gác để xác định rõ trách nhiệm của mình trong thời gian đảm nhiệm canh gác.

- Hiểu rõ khi canh gác phải phát hiện những tình hình gì về địch ? có nhiệm vụ gì đối với người trong đơn vị hoặc đơn vị bạn ra vào vọng gác. Làm cơ sở cho cấp trên nắm chắc tình hình mọi mặt ở thời điểm mình canh gác để có cách xử trí kịp thời.

- Hiểu rõ những tình huống có thể xảy ra và cách xử trí. Nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Hiểu rõ khi có độ tuần tra đi qua hoặc khi có đồng đội đến thay gác, mình phải làm gì ? Nhằm thông báo, bàn giao tình hình trong canh gác.

- Hiểu rõ những quy định, dấu hiệu riêng và cách giữ vững thông tin liên lạc với người chỉ huy trong khi canh gác.

- Hiểu rõ công tác chuẩn bị và thời gian bắt đầu thực hành canh gác.

* Chuẩn bị canh gác : Là hành động chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ canh gác, làm tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo thời gian đảm nhiệm canh gác thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Chọn nơi canh gác : Phải căn cứ vào tình hình địch, địa hình, nhân dân và nhiệm vụ của mình để chọn nơi canh gác cho thích hợp. Những điểm cần lưu ý khi chọn nơi canh gác như sau :

+ Chỉ chọn trong phạm vi khu vực được cấp trên chỉ định canh gác.

+ Nơi canh gác phải nhìn thấy xa và rộng tiện phát hiện được địch trong toàn bộ phạm vi mình canh gác, nhưng phải bảo đảm kín đáo địch khó phát hiện được ta.

+ Có nhiều vị trí canh gác dự kiến tiện cơ động. + Tiện cải tạo địa hình, địa vật làm công sự chiến đấu. + Nơi tiện liên lạc với người chỉ huy và đồng đội.

Sau khi chọn vị trí canh gác xong, người gác phải báo cáo lên cấp trên về công tác chuẩn bị của mình trước khi bắt đầu canh gác.

Một phần của tài liệu Giáo trình chiến thuật từng người trong chiến đấu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)