5. TÀI LIỆU ĐỌC
3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học một chủ đề/bà
học một chủ đề/bài học môn Âm nhạc
Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển PC, NL HS dựa trên tiêu chí đánh
giá bài học 7 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng
dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/TTGDTX qua mạng). Các tiêu chí này được dùng để đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.
Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá Kế hoạch dạy học theo CV-5555
Nội dung Tiêu chí
1. Kế hoạch và tài liệu
dạy học
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH
được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.
Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của PP và hình thức chuyển giao nhiệm vụ
học tập.
7 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc thiết kế, triển khai “kế hoạch dạy học”.
2. Tổ chức hoạt động học cho HS
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.
3. Hoạt động của
HS
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHDH cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.
Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của PP đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.
Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:
Mục tiêu dạy học chủ đề/bài học có được mô tả rõ ràng không?
Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?
Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?
Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục
tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ
thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các kĩ thuật dạy học GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của NL và PC HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:
Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?
Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?
Phương thức hoàn thành sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?
Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:
Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?
Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?
Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?
Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn
các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:
Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?
Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?
Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?
Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?
Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHDH, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:
Hoạt động học của HS Hoạt động của GV
Có phải tất cả HS đều tiếp nhận đầy đủ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập?
HS có tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập?
HS có tích cực trình bày, trao đổi, thảo luận
Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS có chính xác và phù hợp?
Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập có hấp dẫn không?
GV có theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS?
GV có phương án hỗ trợ và khuyến khích HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ không?
GV có tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS hiệu quả không?
Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề/bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL HS.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Để lựa chọn và triển khai chiến lược dạy học phù hợp, người GV cần căn cứ trên các quan điểm và cơ sở nào?
2. Để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH phát triển PC, NL HS trong môn Âm nhạc,
GV cần căn cứ vào một số cơ sở nào?
3. Quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH chủ đề/bài học được thực hiện theo các bước như thế nào?
4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, giáo dục một chủ đề/bài học được thực hiện như thế nào?
5. Chọn 1 nội dung và YCCĐ trong CTMAN để thực hành.
Xác định mục tiêu phù hợp đáp ứng YCCĐ. Lựa chọn PP, KTDH
Liệt kê các sản phẩm học tập Trình bày phương án đánh giá
Thực hiện tự đánh giá các nội dung đã biên soạn trên cơ sở các tiêu chí trong công văn 5555 được được trình bày ở mục 3.4.
PHỤ LỤC Phụ lục 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN CHỦ ĐỀ: DÂN CA VIỆT NAM
Thời lượng: 4 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực YCCĐ Thứ tự
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Đi cấy; biết hát đơn ca, đồng ca với 2 bè đơn giản;
(1)
Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng kĩ thuật bài Jingle Bells trên kèn phím (Melodica, Pianica…);
(2)
Đọc đúng cao độ gam Do trưởng và bài đọc nhạc Vào rừng hoa; (3)
Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát, nhận biết được câu, đoạn trong bài hát và bài đọc nhạc;
(4) Cảm nhận được tính chất của hát, bài đọc nhạc. (5) NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ - Tự học Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập các nội dung hát, đọc nhạc, nghe nhạc, nhạc cụ và thường thức âm nhạc.
(6)
Giao tiếp – Hợp tác Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng và thảo luận về nhiệm vụ học tập; hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
(7)
PHẨM CHẤT
Yêu nước Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, phát huy giá trị của di sản văn hoá (dân ca).
(8) Chăm chỉ Có ý thức học tốt các nội dung hát, đọc nhạc, nhạc cụ,…trong
môn học Âm nhạc.
(9)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tranh ảnh minh hoạ nhạc cụ: Melodica, T’rưng – Nhạc mẫu, nhạc đệm
– Các bài tập ứng dụng thực hành: đọc nhạc, bè ostinato, bộ gõ Body Percussion – Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống nhỏ
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Thứ tự YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hát (45 phút) 1; 4; 5; 6; 7; 8; 9
Hát: Đi cấy (dân ca Thanh Hoá) PP: Dalcroze, Orff-Schulwerk KT: mảnh ghép Vấn đáp; trình diễn; Nhạc cụ (45 phút) 2; 6; 7; 9 Nhạc cụ: Kèn phím PP: dạy học giải quyết vấn đề Trình diễn Đọc nhạc (45 phút) 3; 5; 6; 7; 9 Đọc nhạc: Vào rừng hoa Sáng tác: Việt Anh PP: Kodály, Dạy học hợp tác Vấn đáp Nghe nhạc, TTAN (45 phút)
4; 5; 6; 7; 8; 9 Thường thức âm nhạc:Giới thiệu nhạc cụ Đàn T’rưng
Nghe nhạc: Lí kéo chài
PP: dạy học khám phá; Dalcroze KT: khăn trải bàn Vấn đáp, trình diễn B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Nội dung Hát: Ôn tập bài Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa) 1. Mục tiêu: 1; 4; 5; 6; 7; 8; 9
2. Tổ chức hoạt động học
Hoạt động 1:Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
+ Khởi động giọng: khám phá âm thanh bằng giọng hát
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Lí thuyết âm nhạc:
GV thể hiện 3 giai điệu có các nét nhạc giống và khác nhau trong bài hát Đi cấy bằng nhạc cụ tiết tấu (thanh phách, song loan) và nhạc cụ Keyboard
HS nhận xét các câu nhạc vừa được nghe
GV giải thích, hát mẫu 5 kĩ thuật luyến âm, láy âm để HS nghe và nhận biết HS tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc: nốt hoa mĩ.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn HS hát:
+ HS hát đối đáp: câu 1 và 2.
Nữ: “lên chùa bẻ…..sáng trăng” Nam: …“ba bốn cô… cùng chăng”
+ HS hát đuổi: câu 3 và 4.
Nữ hát trước 1 ô nhịp “thắp đèn…êm lại ngoài êm” Nam kết bài …“ý rằng cầu cho… êm lại ngoài êm”
Hoạt động 4: Vận dụng – mở rộng
Bè ostinato
GV hướng dẫn Nghe nhạc - cảm nhận và minh hoạ động tác HS nghe và cảm nhận bài hoà tấu Đi cấy
HS nghe, vận động cảm thụ và kết hợp body percussion, hoặc minh hoạ động tác theo lời ca. HS thực hành: hát kết hợp với dàn dựng động tác sáng tạo theo nhóm cho bài hát Đi cấy
Củng cố, dặn dò:
Thực hành và đánh giá phần trình diễn bài hát theo tập thể, cá nhân
Nhiệm vụ về nhà: Vận dụng cách hát bè và gõ đệm đã học cho bài hát dân ca khác mà HS đã biết.
3. Dự kiến sản phẩm: Trình diễn tốp ca bài “Đi cấy”
Mức độ 1: HS hát đúng giai điệu lời ca
Mức độ 2: MĐ 1 + thể hiện đúng tính chất dân ca Thanh Hóa như luyến, láy
Mức độ 3: MĐ 2 + kết hợp hát bè đối đáp, bè đuổi Mức độ 4: MĐ 3 + vận động minh họa Nội dung nhạc cụ: Kèn phím 1. Mục tiêu: 2; 6; 7; 9 2. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
- Tiết tấu gõ đệm và đệm hát bài Jingle Bells
- HS vận động mô phỏng các mẫu tiết tấu gõ đệm khi nghe GV đàn hát bài Jingle Bells
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức – kĩ năng âm nhạc
GV giới thiệu nhạc cụKèn phím + Cấu trúc.
+ Tính năng. + Cách bảo quản.
GV hướng dẫn những yêu cầu cơ bản trên Kèn phím + Giới thiệu nốt nhạc trên phím đàn.
+ Cách ngậm đầu thổi và thổi hơi. + Kí hiệu số của các ngón tay phải. + Cách bấm phím.
HS quan sát lắng nghe và thực hành trên Kèn phím
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn thực hành các bài tập trên kèn phím: + Bài 1: Gam Do trưởng
+ Bài 2: Tiểu phẩm Jingle Bells
+ HS thực hành bài 1, 2 theo nhóm.
+ GV hỗ trợ phần hoà âm và đệm nhạc cho bài tập 2.