Khéo léo dẫn dắt điều khiển, sử dụng thời gian hợp lí

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong bộ môn Giáo dục công dân 12 (Trang 28 - 31)

II. Cơ sở thực tiễn

1. Biện pháp phát triển năng lực của học sinh trong dạy học theo tình huống

1.2.5. Khéo léo dẫn dắt điều khiển, sử dụng thời gian hợp lí

Sự chủ động trong việc dẫn dắt điều khiển của người dạy đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cho giờ dạy lôi cuốn, sinh động, tiết kiệm được thời gian. Người dạy phải biết phân bố thời gian hợp lí, xoáy vào trọng tâm của tình huống, gỡ thắt nút của tình huống đúng thời điểm, không để có thời gian chết, không để cho người học từ tâm trạng háo hức muốn tìm ra lời giải đáp chuyển sang bế tắc, chán nản. Ngoài ra, người dạy cũng cần biết phối hợp các hình thức tổ chức tình huống để gây hứng thú của người học. Để chủ động trong việc điều khiển, tổ chức tình huống, người dạy cần chú ý:

- Đưa tình huống vào bài dạy ở những thời điểm thích hợp theo ý đồ của người dạy như: tình huống vào bài, tình huống củng cố bài, tình huống chuẩn bị bài mới,…

- Linh hoạt sử dụng các hình thức cho người học thảo luận như: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp. Tùy vào điều kiện cụ thể như thời gian, trình độ người học, nội dung tình huống mà người dạy cho phép các em làm việc theo

nhóm (3-5 em/một nhóm); cũng có thể thảo luận cả lớp; hoặc cho các em độc lập suy nghĩ trong việc giải quyết tình huống.

- Tạo thời gian chờ vừa đủ cho người học suy nghĩ đưa ra phương án giải quyết, không nên để thời gian chờ quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung bài học.

- Có thể đưa ra gợi ý khi người học không thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Người dạy gợi ý bằng cách đặt câu hỏi dẫn dắt các em đi đến câu trả lời.

Ví dụ: Trước khi đi tìm hiểu bài 8 “ Pháp luật với sự phát triển của công dân”, giáo viên có thể đưa ra một tình huống để dẫn dắt vào bài như sau:

Anh An và chị Quế cưới nhau được 5 năm. Đã từ lâu, chị Quế mong muốn được học tiếp ở bậc học Cao học để có bằng thạc sĩ, nhưng do con còn nhỏ nên chưa có điều kiện để thực hiện. Đến nay, bé Trang đã được 4 tuổi, chị muốn đi học để thực hiện ước mơ của mình, chị đem chuyện này bàn với anh An, thì bị anh phản đối ngay, không đồng ý việc này và cho rằng có bằng đại học là đủ rồi, không phải học thêm nữa. thuyết phục không được, chị Quế vẫn quyết tâm học ôn để chuẩn bị thi vào Cao học.

Câu hỏi: 1. Chị Quế đã quyết tâm thực hiện quyền học tập của mình như thế

nào?

2. Anh An có quyền ngăn cản chị Quế theo học ở bậc cao học không? Vì sao?

Sau khi học sinh trả lời xong hai câu hỏi theo định hướng của giáo viên, giáo viên dẫn dắt vào bài học.

1. Chị Quế quyết tâm thực hiện quyền học tập của mình bằng cách tiếp tục ôn để tham gia kì thi cao học.

2. Anh An không có quyền ngăn cản chị học cao học vì đây là quyền tự do của mỗi người, vả lại tôn trọng chồng chị đã xin ý kiến anh rồi.

Vậy quyền học tập là gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

1.2.6.Nâng cao năng lực sư phạm của người dạy

Có một kiến thức sâu rộng về chuyên môn là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của một người dạy giỏi. Kiến thức là một kho báu không bao giờ cạn và người biết trân trọng, tích lũy nó sẽ là người giàu có vô hạn. Người dạy có một vốn sống, vốn từ

phong phú có thể dùng ngôn ngữ để truyền tải thông tin đến người học một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, trong dạy học tình huống, người dạy phải tự trang bị cho mình thật nhiều kinh nghiệm thì mới có thể xây dựng được những tình huống thật đắt, thật hấp dẫn, có khả năng lôi cuốn người học tập trung tham gia giải đáp. Để có được điều này, người dạy cần:

- Thu thập, cập nhật thường xuyên thông tin từ sách tư liệu, mạng Internet, các bài báo, tạp chí có uy tín. Đây là một nguồn cung cấp tình huống khá phong phú nhưng cần được điều chỉnh để phù hợp với nội dung giảng dạy.

- Tổng kết và xây dựng ngân hàng tình huống chung giữa các giáo viên cùng một môn học trong một trường, giữa các trường với nhau.

- Liên hệ, tham khảo ý kiến của các GV bộ môn khác nhằm phục vụ cho những tình huống có kiến thức liên môn.

- Tích lũy những ý tưởng, thắc mắc của người học về sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh đời sống của họ để xây dựng những tình huống thiết thực, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.

Ví dụ: Khi dạy bài 6” Công dân với các quyền tự do cơ bản”, tiết 2.

Khi nghiên cứu nội dung thứ hai trong quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân ,giáo viên đưa ra tình huống sau:

Hà và Giang ngồi cạnh nhau, trong giờ kiểm tra môn Vật Lí Hà không làm hết được bài, Hà cứ loay hoay muốn nhìn bài của Giang nhưng bị Giang từ chối, che lại. Kết quả bài kiểm tra của Giang được điểm 10, còn hà chỉ được điểm 6. Vì tức giận Hà đã tung tin là Giang đã giở sách để làm bài hôm đó nên mới được điểm 10. Sau hôm đó Giang bị các bạn trong lớp xa lánh, nhìn Giang với con mắt thiếu thiện cảm, Giang buồn lắm.

Câu hỏi: 1.Hành vi và lời nói của Hà đã xâm phạm đến quyền gì của Giang?

2. Giang có thể và cần phải làm gì trong trường hợp này để bảo vệ mình?

Với tình huống này học sinh tham gia thảo luận rất nhiệt tình vì đây là một đề tài gần gũi với các em, xảy ra hàng ngày với các em, bản thân các em hay mắc phải, nên có rất nhiều những ý kiến khác nhau, lớp học rất sôi nổi, hứng thú...

Một số ý kiến cho rằng:

1.Hành vi lời nói của Hà đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của Giang.

2. Giang có thể báo với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về việc này để khẳng định rằng Giang hoàn toàn không giở sách.

Cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng Giang không giúp đỡ bạn bè, sống ích kỉ, nhỏ nhen...

Sau đó giáo viên chốt lại vấn đề theo ý kiến đa số để các em hiểu rõ hơn, vận dụng kiến thức vào bài cho khắc sâu kiến thức và vận dụng vào đời sống thực tế của mình. Hành vi lời nói của Hà đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của Giang. Giang có thể báo với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về việc này để khẳng định rằng Giang hoàn toàn không giở sách.

Qua tình huống này các em đã đúc rút ra được nhiều bài học quý giá, từ năng lực giao tiếp, năng lực tự quản lí, năng lực giải quyết vấn đề...vận dụng vào thực tế cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, đặc biệt là trong các mối quan hệ với bạn bè.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong bộ môn Giáo dục công dân 12 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w