Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho ngườ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong bộ môn Giáo dục công dân 12 (Trang 26 - 28)

II. Cơ sở thực tiễn

1. Biện pháp phát triển năng lực của học sinh trong dạy học theo tình huống

1.2.4. Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho ngườ

cho người học hoạt động “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tìm lấy (Gibbon).

Người dạy cần khơi dậy sự ham thích học tập, tính chủ động, sáng tạo của người học, phải làm cho người học chú ý lắng nghe, tiếp nhận mâu thuẫn của tình

huống như là mâu thuẫn của nội tâm mình và có nhu cầu giải quyết nó. Người học phải tự mình vượt qua các khó khăn, chướng ngại về nhận thức đưa ra giả thuyết, kiểm nghiệm giả thuyết, hệ thống và điều chỉnh lại toàn bộ tri thức đã có để tìm ra lời giải của tình huống và thu được tri thức mới cho bản thân. Người dạy chỉ đóng vai trò tổ chức, điều khiển, gợi ý và đưa ra kết luận cuối cùng. Sau đây là một số biện pháp phát huy tính tích cực của người học:

- Tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái nhưng nghiêm túc cho người học tự do nêu phương án giải quyết vấn đề.

- Tăng thời gian cho người học hoạt động.

- Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học để tăng tính năng động ở người học. - Sử dụng các phương tiện dạy học kích thích tư duy người học tham gia giải quyết tình huống.

- Động viên và khuyến khích.

Ví dụ: Khi dạy bài 3 “ Công dân bình đẳng trước pháp luật”

Để tìm hiểu nội dung kiến thức bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân, giáo viên cho học sinh tìm hiểu tình huống sau:

Hà và Tuấn là đôi bạn thân của nhau từ ngày học lớp 1 cho đến bây giờ.. Do khả năng và kết quả học tập khác nhau nên hai bạn không cùng thi vào một trường THPT. Hà học giỏi nên đăng kí thi vào trường uy tín hơn trường của Tuấn. Hôm đi đăng kí thi, Tuấn nói với Hà “ Thế là tớ và cậu không bình đẳng với nhau đâu nhé! Bạn được xã hội ưu ái hơn mình rồi đấy, có phải là bất bình đẳng không?”. Nghe thế Hà phản đối: “Dù thi vào hai trường khác nhau, nhưng chúng mình vẫn được bình đẳng với nhau chứ”

Câu hỏi: 1. Em nhận xét thế nào về suy nghĩ của Tuấn?

2. Trong trường hợp này Hà và Tuấn có bình đẳng với nhau trong việc hưởng quyền không?

3. Em hiểu thế nào về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trong thực tiễn?

Sau khi học sinh trả lời nhận xét về suy nghĩ của Tuấn là bi quan, đây là quyền lựa chọn của mỗi người, không phải là Hà được xã hội ưu ái hơn, mà thực chất hai

bạn được đối xử một cách bình đẳng, vì học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, theo đó, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

VD: Trong lớp học có bạn được miễn, giảm học phí, có bạn thì không, các bạn nam 17 tuổi phải đi khám nghĩa vụ quân sự còn các bạn nữ thì không...Điều đó có nghĩa là trong một điều kiện như nhau công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào mỗi người.

Qua tình huống này học sinh sẽ hình thành năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, đánh giá điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hành ngày để mình được sử dụng các quyền nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong bộ môn Giáo dục công dân 12 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w