ThúC đẩY miNh bạCh

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động 10 năm đầu tư của Intel tại Việt Nam 2006-2016 (Trang 34)

- Thiếu năng lực nghiên cứu

thúC đẩY miNh bạCh

Quy định và khung pháp lý thường được cải thiện theo thời gian. Vì vậy, rất khó để đánh giá vai trò cụ thể của Intel trong việc cải cách các quy định ở Việt Nam trong mười năm qua. Tuy nhiên, đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ về tháo gỡ các quy định nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực liên quan đến Intel. Hai ví dụ tiêu biểu là Luật Công nghệ cao (2008) và phát triển hệ thống hải quan điện tử (VNACCS). Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu CNC cho rằng tác động quan trọng nhất của Intel chính là cách thức tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cải cách thể chế.22 Đầu tiên, cả Intel và Khu CNC đã tích cực tham gia vào quá trình dự thảo và thảo luận Luật Công nghệ cao.

Cần ghi nhận rằng các vấn đề liên quan đến công nghệ cao hầu như hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam cho đến thời điểm bấy giờ. Việt Nam vẫn chưa chuẩn bị nền tảng thể chế đầy đủ cho ngành công nghệ cao ngay cả khi Việt Nam đã có các Khu CNC và có những tập đoàn công nghệ cao như Intel đang ngỏ ý đến Việt Nam. Tuy nhiên, việc chưa có Luật Công nghệ cao chưa hẳn là điều bất lợi. Thực tế cho thấy việc ban hành một điều luật mới chưa hẳn đã khó hơn việc sửa một điều luật bất cập nào đó có sẵn. Trong bối cảnh thiếu năng lực, Việt Nam rất cần những “nhân tố thực tiễn” như Intel để gợi ý và thảo luận các ý tưởng cũng như nội dung cho dự thảo Luật Công nghệ cao của mình. Nhờ cơ hội hiếm có này, Intel đã có điều kiện chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm với chính phủ Việt Nam ở cấp trung ương lẫn địa phương. Ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, là lãnh đạo Bộ phụ trách soạn thảo và trình Luật Khoa học và Công nghệ cao năm 2013, nhớ lại:

Minh bạch và tuân theo các quy tắc ứng xử là một trong những giá trị hay yêu cầu cốt lõi của Intel. Công ty đã tích cực cộng tác với Khu CNC và các đối tác khác để soạn thảo và ký kết bộ quy tắc ứng xử chung. Những quy tắc về tính minh bạch mà Intel thiết lập trong quan hệ với với chính quyền TP. Hồ Chí Minh cũng như với Chính phủ, kể cả với các quan chức trung ương lẫn địa phương dần dần trở thành chuẩn mực hay hình mẫu cho các mối quan hệ giữa chính phủ với doanh nghiệp.

Thứ hai, Intel có vai trò rất lớn trong việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam. Như bà Lê Thị Thanh Mỹ đánh giá: “Những chuẩn mực cao của Intel là rất tốt cho chúng tôi. Chẳng hạn như các thủ tục hải quan điện tử nằm trong số những yêu cầu từ giai đoạn đầu. Họ yêu cầu chúng tôi thực hiện nhưng đồng thời họ cũng giúp đỡ chúng tôi, chẳng hạn như hỗ trợ cho chúng tôi sang học tập kinh nghiệm ở Malaysia.” Về chương trình thủ tục hải quan điện tử, bà Hồ Uyên cũng có cùng nhận xét: "Tại thời điểm đó, Chính phủ chưa thực sự nắm rõ về yêu cầu của Intel, vì vậy chúng tôi đã tổ chức cho một đoàn cán bộ chính phủ sang Malaysia để quan sát thực tế triển khai ở đó." Một ví dụ tiêu biểu khác là hợp tác về phương pháp xác định giá tính thuế, như bà Hồ Uyên chia sẻ: "Bộ Tài chính đánh giá cao sự chủ động tích cực của chúng tôi trong việc thảo luận và chia sẻ những vấn đề liên quan tới xác định giá tính thuế." IPV đã thể hiện cam kết dài hạn tương lai khi chủ động làm việc với Bộ Tài chính để chuẩn bị thống nhất công thức tính thuế hài hòa giữa các qui định trong nước và thông lệ quốc tế. Bộ Tài chính đã nhận định những kinh nghiệm này có thể được mở rộng làm mẫu cho các ngành khác 23

22-23 Phỏng vấn bà Hồ Uyên, Giám đốc đối ngoại phụ trách Malaysia và Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động 10 năm đầu tư của Intel tại Việt Nam 2006-2016 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)