Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của khối các công ty cổ phần đạt được trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 là:
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1 Doanh thu thuần 100.247.000.000 174.255.000.000 245.228.000.0002 Lợi nhuận trước thuế 17.342.282.456 40.191.000.000 50.926.000.000 2 Lợi nhuận trước thuế 17.342.282.456 40.191.000.000 50.926.000.000
3 Vốn chủ sở hữu 276.083.000.000 307.586.000.000
4 Tỷ suất LNTT/DTT 17,3% 21,3% 22,1%
5 Tỷ suất LNTT/Vốn chủ sở hữu 14,6% 16,6%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần của khối các công ty cổ phần chỉ ra rằng năm 2002 trong 100đ doanh thu thuần của toàn khối thu được sẽ tạo ra 21,3 đ và năm 2003 chỉ tạo ra được 17,3đ.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu năm 2003 đạt mức 16,6% cao hơn năm 2002 đạt 14,6% có nghĩa là cứ 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 16,6 đ; lợi nhuận trước thuế cao hơn năm 2002 chỉ thu được 14,6 đ.
Qua việc tính toán hai chỉ tiêu khả năng sinh lời của khối công ty cổ phần có thể kết luận tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần nói chung đều rất tốt, tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông thường rất cao(từ 12% đến 17%) và ổn định qua các năm, điển hình như: Sacom, VTC, PTI, Khách sản Bưu Điện Nha Trang,… Mặc dù trong số các công ty cổ phần vẫn tồn tại 2 công ty làm ăn thua lỗ: SPT và Ngân hàng xuất nhập khẩu, song tổng thu thực hiện vẫn đạt 245,2 tỷ đồng, tăng 70,9 tỷ đồng và bằng 140% so với năm 2002. Lợi nhuận trước thuế là 50,9 tỷ đồng, tăng 10,7 tỷ
đồng và bằng 126,7% so với năm 2002. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 45,78 tỷ đồng, trong đó cổ tức Tổng Công ty được chia là 11,75 tỷ đồng.
Tính luỹ kế từ khi Tổng Công ty bắt đầu tham gia đầu tư vốn (từ năm 1993) cuối 2003 thì tổng số cổ tức Tổng Công ty được chia từ các doanh nghiệp cổ phần là 35,4 tỷ đồng, trong khi tổng số dư vốn Tổng Công ty đầu tư theo hình thức cổ phần tại thời điểm 31/12/2003 là 117,6 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là các công ty cổ phần đều đã chi trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ tức được Đại hội cổ đông thông qua thường niên. Do vậy, điểm ưu việt của hình thức góp vốn cổ phẩn so với góp vốn liên doanh là không những thu được tỷ suất sinh lời cao mà còn nâng cao được vòng quay của vốn do thu hồi ngay được từng phần vốn góp dưới dạng cổ tức được chia hàng Quý, Năm.
Mặc dù thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần còn chưa nhiều, chủ yếu được thành lập và khai trương hoạt động năm 1998 nhưng ngay từ những năm đầu thành lập hoạt động của các công ty cổ phần đã thu được những kết quả nhất định, đặc biệt tỷ suất sinh lời của đồng vốn đầu tư đã được cải thiện liên tục. Chính vì vậy, xét về góc độ hiệu quả đầu tư vốn thì góp vồn cổ phần đem lại tỷ suất sinh lời cao hơn và hiệu quả hơn so với hình thức góp vốn liên doanh.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA ĐẦU TƯ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN TỔNG CÔNG TY VÀ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN
Trong những phần trước, Đề tài đã tiến hành phân tích tình hình tài chính và hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần. Qua đó, một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp và việc quản lý vốn đầu tư của Tổng Công ty đã được đề cập đến. Để góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Tổng Công ty trong trong gian đoạn tiếp theo, Đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp