1. Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2010:
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển.
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn.
- Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục- đào tạo, VH-GD, KHCN, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giải quyết tốt các vấn đề XH.
- Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. - Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20của thế kỷ XXI.
2. Mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2010:
Căn cứ vào những thành quả đạt được và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc đã định ra những mục tiêu chủ yếu cho đến năm 2010 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 14,5%, GDP bình quân đầu người đạt 1.250 USD;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn: 500 triệu USD; - Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đến năm 2010:
+ Công nghiệp - xây dựng 58,4%; + Dịch vụ 27,3%;
Cơ cấu kinh tế (theo giá trị thực tế), thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động: Lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng đạt 30 - 35% tổng số lao động.- Trong 5 năm từ 2006 - 2010 thu hút được trên 130 dự án FDI, tổng vốn đăng ký trên 3.000 triệu USD với tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện đạt 60% và thu hút 550 dự án DDI, tổng vốn đăng ký 31.000 tỷ đồng với tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện đạt 80%;
- Diện tích quy hoạch đất phát triển công nghiệp mở rộng: 12.000ha; - Diện tích đất dịch vụ 3000 – 4.500 ha;
- Diện tích đất phát triển đô thị mới và các dịch vụ - du lịch khác: 5.000 – 6.000 ha; - Đạt 05 bác sĩ/1 vạn dân; 100% trạm y tế cấp xã có bác sĩ;
- Số lao động được giải quyết việc làm: 25 nghìn người/năm; - Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 45%;
- Tỷ lệ hộ nghèo 2010 còn khoảng 7,2% (theo tiêu chí mới).
Bảng 8: Dự báo tăng trưởng công nghiệp đến năm 2015-2020 Giá so sánh 1994
TTDanh mục 2006 2010 2015 2020
1 VA Công nghiệp – Xây dựng (tỷ.đ) 3866 7352 16126 30162 2 Tỷ trọng trong GDP (% -giá 1994) 53,12 60,05 66,07 66,19 3 VA Công nghiệp (tỷ.đ) 3638 6837 14917 28505 4 Tốc độ tăng trưởng 2003-2006 2007-2010 2011-2015 2016-2020
24,4% 17,1% 16,9% 13,5%
Nguồn: ‘’Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010’’, “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”
Tỉnh Vĩnh phúc đã qui hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 với 29 khu, diện tích 8 nghìn hecta, ưu tiên đến phát triển công nghiệp cơ khí, ôtô, xe máy; công nghiệp điện tử công nghệ cao; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, và vật liệu nhẹ;công nghiệp truyền thống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.Đồng thời phát triển đô thị và dịch vụ theo hướng hiện đại sớm trở thành đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội.
Với động lực “doanh nghiệp giàu thì Vĩnh Phúc sẽ giàu”, Tỉnh Vĩnh phúc hoan nghênh, chào đón các quí vị, các nhà đầu tư và mong được chia vui những thành công, chia sẻ những khó khăn của tỉnh, cùng chung sức xây dựng tỉnh Vĩnh phúc ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Do vậy mục tiêu đặt ra là phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư như: bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp…Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư ỏ trong và ngoài nước, mở rộng địa bàn xúc tiến đầu tư ra các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.
Bảng 9 : Chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Đơn vị: %
STT Ngành nghề Giai đoạn
2006-2010 2010-2020
1 GDP 14,4 10
2 Công nghiệp và xây dựng 18-20 10 3 Nông – lâm nghiệp – thủy sản >5 4,5
4 Dịch vụ 13-14 15,5
5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40-45 60-65 6 Lao động trong lĩnh vực công
nghiệp xây dựng
45-50 70-75
(Nguồn: Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)
Đứng trước những khó khăn và trở ngại như trên, để có thể thu hút nhiều và hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp.
Chương III
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.