III. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam
III.2 Các giải pháp.
2.6. Tổ chức hệ thống thu thập thông tin
Kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu bằng
hình thức mua bán hợp đồng kỳ hạn, giá cả được xác định dựa vào giá giao dịch cà phê trong ngày của thị trường cà phê London ( đối với cà phê Robusta ) và thị trường New York ( đối với cà phê Arabica ). Yếu tố quan
trọng nhất của hình thức kinh doanh này là thông tin và dữ liệu chính xác,
kịp thời về thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thị trường, ra
quyết định mua bán. Đây là điều quan trọng nhất và cũng chính là điều chúng ta đang thiếu. Nguồn tin hạn hẹp duy nhất về thị trường thế giới mà các doanh nghiệp có là mua từ hãng tin Reuters. Từ nguồn tin này và một số
nguồn tin hạn chế khác, kết hợp với kinh nghiệm và cảm tính kinh doanh
của doanh nghiệp để quyết định mua bán đầy rủi ro. Như vậy để nâng cao
hiệu quả kinh doanh, Nhà nước nên tổ chức hệ thống thu thập thông tin và
phân tích thông tin để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp làm cơ sở ra
quyết định mua bán. Mô hình chợ giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột dự kiến
xây dựng vào năm nay đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Chợ giao dịch
tập trung hầu hết đại diện của các công ty kinh doanh cà phê toàn quốc. Tại đó người bán, người mua có thể tham khảo giá cả, thậm chí còn được tư vấn,
cung cấp thông tin, dự báo cung cầu và biến động giá tăng giảm ra sao trong
thời gian tới. Điều này giúp họ có nhiều cơ hội để lựa chọn, phán đoán và quyết định nên bán sản phẩm với giá bao nhiêu, cho đơn vị nào hoặc gửi
hàng lại chờ giá lên...Theo ông Lý Thanh Tùng, giám đốc sở Thương mại- Du lịch Đăk Lăk, chợ giao dịch cà phê ra đời sẽ giải quyết cơ bản những hạn
chế về thiếu thông tin cho người nông dân trồng cà phê hay các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cho rằng thành lập chợ giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột trong thời gian tới sẽ là bước tiến quan trọng mang tính đột phá trong
hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê. Theo ông Văn Thành Huy, Giám đốc Công ty Đầu tư XNK Đăk Lăk Chợ giao dịch này sẽ là một sân chơi
bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu , đây là nơi mua bán bằng thương lượng theo trật tự, luật lệ mua bán công bằng, công khai. Mua bán trên thị trường kỳ hạn giúp nông dân có thể bảo hộ giá, đề phòng trường hợp giá bị
sụt giảm, tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu cà phê có công cụ hạn chế,
phòng chống rủi ro, tăng cường cạnh tranh trên thị trường kỳ hạn... Ngoài ra,
các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài phải có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh
tế trong nước thông qua việc cung cấp hiểu biết về đặc điểm thị trường ( luật
pháp, chính sách kinh tế thương mại, các hiệp định mà Việt Nam đã ký, tập
quán thị trường, các đối thủ cạnh tranh, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong tranh
chấp thương mại...). Tổ chức tốt, chặt chẽ hệ thống thông tin sẽ giúp ngành cà phê Việt Nam vững vàng hơn trên con đường hội nhập quốc tế, luôn chủ động và sẵn sàng.