III. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam
III.2 Các giải pháp.
2.1. Tạo nguồn vốn đầu tư.
Với những thực tế đã được dẫn chứng ở trên, có thể khẳng định lại
rằng vốn đầu tư có tầm quan trọng to lớn đến mọi mặt hoạt động của ngành cà phê Việt Nam và chất lượng sản phẩm. Do đó, tìm và tạo nguồn vốn luôn
là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đối với Nhà nước, bên cạnh các hình thức
trực tiếp, thì cần có sự hỗ trợ gián tiếp cho nông nghiệp. Kinh nghiệm hiện đại hoá nông nghiệp ở một số nước như Đài Loan, Thái Lan cho thấy ngoài những chương trình đầu tư trực tiếp về giao thông, thuỷ lợi, điện khí hoá, tín
dụng...( hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện từng bước những chương
trình này), thì đầu tư gián tiếp cũng tỏ ra có hiệu quả. Đầu tư gián tiếp là những chính sách ưu đãi về thuế khoá, bán điện, xăng dầu vật tư...Hiệu quả
tranh.Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên giao một phần các nguồn vốn trong đó có vốn xây dựng cơ bản, vốn định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ( một lực lượng tích cực tham gia vào
các chương trình kinh tế xã hội tại các vùng sản xuất cà phê ), và tạo điều
kiện cho ngành cà phê được sử dụng một phần nguồn vốn viện trợ phát triển
chính thức (ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đối với các doanh nghiệp, cần tăng cường huy động vốn và vay ngân hàng, nhanh chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp cà phê để huy động
vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Giải pháp này cần ưu tiên bán cổ
phiếu cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến cà phê.
Về phía ngân hàng cần nghiên cứu cho các doanh nghiệp vay vốn
với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp ổn định được chân hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, ngân hàng cũng quan tâm giải quyết cho nông dân vay để mở rộng
sản xuất. Thành lập hệ thống tín dụng nông thôn để hỗ trợ vốn kịp thời cho
nông dân bằng cách thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần, xây dựng
các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các vùng cà phê trọng điểm. Thêm nữa , nên giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, gây lãng phí thời gian và tiền
bạc trong việc giải quyết vay hay hỗ trợ vốn.
Và cuối cùng việc khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hỗ trợ vốn là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả to lớn.