Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN 1 (Trang 28 - 29)

lên chủ nghĩa xã hội

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng dần dần được hoàn thiện và bổ sung thúc đẩy nhau phát triển. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân do dân vì dân. Pháp luật là công cụ để quản lý và cải tạo xã hội, khoa học kĩ thuật chính là nề tảng động lực cho sự phát triển xã hội.

Đây là quá trình cải biến xã hội mạnh mẽ và sâu sắc, là giai đoạn “quá độ”. cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng phản ánh điều đó. Cơ sử hạ tầng mang một kết cấu kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu đan xen nhau. Kiến trúc thượng tầng cũng có sự đấu tranh về tư tưởng, sự đấu tranh giữa các yếu tố van hóa xã hội đối lập.

Chính vì vậy, đây là cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, phức tạp, nhưng thực chất là cuộc đấu tranh giữa các yếu tố của xã hội cũ tư bản chủ nghĩa và yếu tố của xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì nước ta đi từ một nước phong kiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa

nên gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu nhưng nhấn mạnh thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò trọng tâm định hướng cho nề kinh tế. Các thành phần đó vừa khác nhau về tính chất vai trò chức năng nhưng lại tồn tại trong một nền kinh tế thống nhất, vừa cạnh tranh vừa bổ sung hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển.

Trong Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kì Khóa VII của Đảng nhấn mạnh: “phải tập trung nguồn vốn đầu tư nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và một số công trình công nghiệp then chốt đã được chuẩn bị vốn và công nghệ. Nâng cấp và xây dựng hệ thống giao thông bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo, y tế” Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nề tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng toàn dân, kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng con người, giải phóng giai cấp. Xây dựng hệ thống chính trị mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước là trung tâm, vì một mục đích duy nhất là vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w