Vũ Tiêu
Cục trưởng, Cục Thống kê Thái Bình
Nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành Thống kê. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Nhà nước ưu tiêu đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và phương pháp thống kê tiên tiến vào hoạt động thống kê” (Điều 5 của Luật Thống kê).
Trong tiến trình đổi mới và phát triển vai trò của công tác thống kê ngày càng nâng cao. Để đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Trung ương và địa phương trong công cuộc đổi mới cũng như trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, một trong các vấn đề được đặt ra là cần phải đẩy mạnh hoạt động
khoa học trong công tác nghiệp vụ của ngành Thống kê.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp quan trọng của đồng bằng sông Hồng. Do vậy, các cơ quan quản lý Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới thông tin phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với chức năng là cơ quan tham mưu tổng hợp, trong nhiều năm qua Cục Thống kê Thái Bình đã chăm lo củng cố hệ thống thống kê của tỉnh, mạnh về tổ chức, vững về cán bộ, tinh về nghiệp vụ và đủ về cơ sở vật chất.
Hiện nay, Cục thống kê Thái Bình có 43 cán bộ công chức (toàn ngành 77 cán bộ công chức), 50% tốt nghiệp đại học, 85 cán bộ nghiệp vụ sử dụng thành thạo máy vi
tính, 25% biết khai thác mạng máy,… hàng năm Cục đều mở lớp phổ cập tin học cho cán bộ công chức trong ngành.
Về thiết bị, năm 1998 Thái Bình là một trong bốn tỉnh nằm trong dự án SIDA về công nghệ thông tin, được trang bị 1 máy chủ và 12 máy vi tính IBM 3000GL. Trong quá trình phát triển, đến nay về hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin, Cục Thống kê Thái Bình đã xây dựng được một hệ thống mạng nội bộ với 24 máy trạm đảm bảo 3 cán bộ nghiệp vụ có 2 máy để làm việc. Ba năm qua, Cục đã trang bị 8 máy vi tính cho 8 huyện, thành phố (số máy này chưa được kết nối với mạng nội bộ). Ngoài ra nhiều nghiệp vụ đã có trợ giúp bằng chương trình phần mềm như: giá, thương mại, giao thông vận tải, điều tra cá thể 1-10,…
Thực trạng con người và thiết bị ở Cục Thống kê Thái Bình là một tiềm năng lớn, rất thuận lợi cho công tác phân tích nghiên cứu, mà sản phẩm đầu ra của công tác này là các ấn phẩm, đề tài, chuyên đề,… phục vụ ngành và địa phương, trong đó không thể không kể đến sự phối hợp có hiệu quả của Viện Khoa học Thống kê.
Trong những năm qua, tổ nghiên cứu khoa học của Cục Thống kê Thái Bình đã phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học Thống kê. Hàng năm lãnh đạo và chuyên viên của Viện đã tổ chức hội thảo, toạ đàm và định hướng công tác nghiên cứu trong năm cho cán bộ chuyên viên của Cục, trợ giúp nghiên cứu các đề tài với tỉnh cũng như với Viện.
Một số kết quả đạt được trong vài năm gần đây như: đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thống kê ở Thái Bình năm 2003” đề tài: “Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2004” đề tài “Nghiên cứu tác động tăng trưởng 2001- 2005 và dự báo giai đoạn 2006-2010”
chuyên đề “Thực trạng doanh nghiệp Thái Bình 4 năm, giải pháp”,…
Kết quả nghiên cứu của các đề tài thực sự góp phần nâng cao chất lượng công tác thống kê. Nhiều vấn đề nghiệp vụ được khơi thông, kể cả khơi thông ý thức của cán bộ công chức trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tất cả cùng một ý tưởng. Càng sản xuất được nhiều “thông tin tinh” phục vụ lãnh đạo các cấp, thì càng nâng cao vị thế của ngành. Chúng tôi xác định trong thời gian tới cần tập trung phân tích, nghiên cứu ở một số mảng sau: mảng chỉ tiêu phục vụ cấp huyện, mảng chỉ tiêu đánh giá chất lượng làng nghề, đánh giá chất lượng khu công nghiệp, bàn thêm phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê nông nghiệp,… Các ấn phẩm thông tin khoa học, đặc biệt là tờ Thông tin Khoa học Thống kê và các chuyên san đã có tác dụng rất lớn đối với công tác nghiệp vụ. Chính vì vậy, Cục Thống kê Thái Bình thường xuyên động viên cán bộ nghiệp vụ đọc và tham gia viết bài cho tờ Thông tin Khoa học Thống kê. Đến nay, có trên 10 cán bộ nghiệp vụ đăng ký là cộng tác viên của tờ Thông tin Khoa học Thống kê và từ năm 2001 đến nay đã có 6 bài viết được đăng trên tờ Thông tin Khoa học Thống kê và các chuyên san.
- Tiếp tục quan hệ chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành, đặc biệt với Viện khoa học Thống kê, tạo sự phối hợp có hiệu quả hơn nữa để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học tăng cường chất lượng công tác thống kê, trong đó chú ý hơn sự phối hợp giữa cán bộ nghiên cứu của Viện với các vấn đề thực tiễn phát sinh ở Cục Thống kê.
- Khâu chỉ đạo được quan tâm thường xuyên trong năm. Chúng tôi coi trọng sức mạnh tổng hợp của tập thể - coi đây là yếu tố nội lực, yếu tố bền vững của hoạt động
nghiên cứu khoa học. Chúng tôi biết nuôi dưỡng, khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp đó. Từ ý tưởng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức nói chung, cần thiết phải xây dựng một quy chế khuyến khích hợp lý trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở cục. Từ năm 2005 trở đi, các cán bộ công chức của Cục có đề tài, chuyên đề, các bài viết được đăng trên tạp chí của ngành,… sẽ được Cục Thống kê xét thưởng (cả vật chất và tinh thần).
Để nâng cao hơn nữa công tác nghiệp vụ thống kê nói chung và chất lượng thông tin thống kê nói riêng chúng tôi đề nghị Viện Khoa học Thống kê cần phối hợp với các Vụ có liên quan, tăng thêm các cuộc hội thảo và định hướng nghiên cứu khoa học cho các cục thống kê tỉnh, thành phố. Lãnh đạo Tổng cục cần bổ sung điểm kế hoạch cho công tác này, đồng thời xem xét bổ sung kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học ở cấp cục để hoạt động khoa học thực sự gắn kết với công tác nghiệp vụ