Kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Khoa học Thống kê

Một phần của tài liệu Chuyên san Viện Khoa học Thống kê – 30 năm nhìn lại (Trang 33 - 36)

TS. Nguyễn Trần Quế

Hướng về kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Khoa học Thống kê, là một trong những thành viên đầu tiên của Viện, tôi cảm thấy xúc động, tự hào và tràn đầy niềm tin ở triển vọng phát triển của Viện.

Thật xúc động vì những năm tháng ở Viện Khoa học Thống kê tôi đã được sống và làm việc trong một bầu không khí cộng đồng tập thể lành mạnh, tin tưởng, đoàn kết, thành tâm thương yêu giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh nghèo khó lúc bấy giờ, cùng nhau xây dựng một ngành khoa học còn mới mẻ ở nước ta trong 30 năm về trước, cùng nhau xây dựng Viện Nghiên cứu Thoa học đầu tiên và là duy nhất của ngành Thống kê và cả ngành khoa học nước nhà cho đến tận ngày nay.

Thời gian đầu thành lập Viện, trong bối cảnh nước nhà mới thống nhất, nền kinh tế khủng hoảng, Viện Khoa học Thống kê cũng

như đời sống cán bộ rất khó khăn, Viện như con út của Tổng cục Thống kê, “ gàu con út, khó con út” địa điểm di chuyển liên miên, từ 6B Hoàng Diệu lên 114 Hoàng hoa thám, xuống 86 Thuỵ Khuê, về khu tập thể Hào Nam, quay lại 6B Hoàng Diệu và từ năm 1988 mới ổn định ở 54 Nguyễn Chí Thanh. Trừ địa điểm cuối cùng, tất cả các nơi làm việc đều là nhà cấp 4. ở Hào Nam, mỗi khi trời mưa, nước lại ngập phòng làm việc. Khó khăn là thế, cán bộ của Viện vẫn hăng say nghiên cứu khoa học, vừa tham gia lao động sản xuất kiếm thêm thu nhập theo chủ trương của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ. Công đoàn Viện đã liên hệ xin được ruộng trên Cổ Nhuế, Đông Ngạc. Làm nông nghiệp thật gian khổ nhưng anh em rất vui vẻ, mỗi ngày đi làm đồng, tranh thủ mò cua bắt ốc, về nấu nồi canh đậu phụ, hay ốc luộc là thấy cuộc đồi vẫn đẹp lắm. Anh em ở Viện còn tự tay hót phân bắc ở nhà vệ sinh tập thể 114

Hoàng Hoa Thám và Hào Nam, cho lên xe ba gác hoặc ô tô chở lên Cổ Nhuế. Có lần xe ba gác do ba cán bộ Đặng Quảng, Nguyễn Như Hải và Tôi trên đường đi kéo qua cổng bệnh viên E, tôi gặp cô bạn cũ học cấp 3, đang là bác sĩ ở bệnh viện, cô ấy tròn mắt ngạc nhiên “Sao các anh siêng năng và chịu khó đến vậy?” Tôi cứ nghĩ mãi không tìm được câu trả lời và cũng không hiểu đó là lời khen hay lời chê vậy. Gian khổ là vậy nhưng thu hoạch chẳng được là bao (nông dân bao giờ chẳng thế), có lần gặt quá non, cứ nghĩ “xanh nhà hơn già đồng” nhưng thật sai lầm.

Trước khi thành lập Viện Khoa học Thống kê, tôi là cán bộ Vụ Phương Pháp Chế độ, sau chuyển về Tổ toán Kinh tế do tiến sỹ Đặng Quảng làm tổ trưởng, cả tổ Toán kinh tế trở thành phòng ứng dụng toán khi thành lập Viện Khoa học Thống kê. Lúc này, ngoài trưởng phòng Đặng Quảng là phó tiến sỹ (nay được gọi là tiến sỹ) những anh em còn lại đều là cử nhân tốt nghiệp xuất sắc từ nhiều trường đại học danh tiếng của các nước XHCN lúc bấy giờ. Nguyễn Lam Sơn từ CHDC Đức, Lê Văn Duỵ từ Ba Lan, Phạm Sơn từ Bungari, Nguyễn Văn Phẩm, Nguyễn Trọng Kỳ, Đoàn Minh Lộc, Nguyễn Thị Hồng ánh từ Liên Xô, Nguyễn Ngọc Sơn từ đại học Bách Khoa và tôi từ đại học Kinh tế quốc dân, Trần Văn Tùng, Nguyễn Mạnh Hà về sau, còn nhiều người nữa như Đào Thị Khánh Hoà từ đại học Tổng hợp, Nguyễn Phương Mai, Phan Ngọc Trâm từ đại học Kinh tế quốc dân. Dù nhập cuộc khác nhau sớm hay muộn vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học thống kê, ai cũng muốn đóng góp xứng đáng vào thành tích của Viện, muốn vượt lên chính mình trên nhiều khía cạnh khác nhau để ngày càng đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển của ngành Thống kê và khoa học Thống kê

cũng như vì lợi ích riêng của mỗi người. Trong những năm đầu, Viện không có các đề tài khoa học cấp Tổng cục hay cấp cơ sở. Mọi người “ăn lương” làm khoa học, viết bài đăng trên tập san khoa học Thống kê (của Viện) và tạp chí Thống kê của Tổng cục Thống kê. Hội nghị Khoa học Thống kê toàn quốc lần thứ 1 do Tổng cục Thống kê tổ chức mỗi cán bộ của Viện có từ 2 công trình nghiên cứu khoa học trở lên. Lòng say mê làm việc, say mê nghiên cứu khoa học và rất thương nhau của anh em ở Viện Khoa học Thống kê là ấn tượng lớn nhất của tôi trong 15 năm “làm” Thống Kê. Nay tôi đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, nhưng những kiến thức được trang bị trong thời kỳ này đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc “đọc” các số liệu thực tế. Hàng tuần anh em thay nhau trình bày các kiến thức mới thu nhận được, những việc đang nghiên cứu và những kết quả bước đầu trong sinh hoạt khoa học cấp phòng, cấp viện và chi đoàn thanh niên, không có thù lao cho báo cáo viên và “ăn trưa” cho mọi người nhưng anh em vẫn hăng say miệt mài lắm. Gần cuối giờ làm việc của ngày, anh em lại kéo nhau ra sân Quan Thánh (trường thể thao 10-10) để chơi bóng đá, bóng chuyền, giờ nghỉ trưa là chơi cờ vua, cờ tướng. Tình bạn, tình đồng chí, đồng nghiệp thêm thân thiết qua những buổi tập quân sự, tập văn nghệ, thể thao, tăng gia sản xuất, liên hoan mặn (mọi người đều phải đi chợ, chuẩn bị và nấu nướng chứ không có chuyện kéo nhau ra nhà hàng như ngày nay). Nhìn lại phần lớn lứa tuổi thanh niên chúng tôi ngày ấy đều đã trưởng thành, ít nhiều đều có đóng góp cho xã hội. Chắc chắn mỗi người trong chúng tôi đều thấy rõ, sự trưởng thành ấy gắn bó mật thiết với công lao đào tạo của Viện Khoa học Thống kê trong niềm xúc động và tự hào về 30 năm Viện Khoa học Thống kê, tôi cảm ơn

chân rhành những người thầy, người anh qua các thời kỳ phát triển của Viện Khoa học Thống kê, trong đó có cố Viện trưởng Vũ Nhiệm, cố Viện trưởng TS.Lê Văn Chinh, ông Lương Duyên Lạc, Lưu Công Thư, TS.Đặng Quảng, TS.Nguyễn Như Hải, và nhiều bạn bè, đồng nghiệp cùng thời.

Sự nghiệp nghiên cứu khoa học Thống kê là lĩnh vực lý thú, hấp dẫn và đeo đẳng tôi cho đến tận ngày nay, mặc dù hơn chục năm qua tôi chỉ là cộng tác viên của Viện. Tôi vẫn tham gia giảng dạy môn lý thuyết thống kê và thống kê kinh tế, thống kê du lịch, thống kê kinh tế xã hội, thống kê doanh nghiệp cho nhiều trường đại học. Hàng năm, tôi vẫn cố gắng để có ít nhất 1 chuyên đề nghiên cứu khoa học thống kê đăng trên tập san Thông tin Khoa Học Thống Kê của Viện. Nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học Thống kê và các cán bộ của Viện đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia một số hoạt động khoa học của Viện.

ở lứa tuổi 30, Viện Khoa học Thống kê đã trưởng thành rõ rệt. Viện đã có cơ ngơi khang trang đẹp đẽ, trên con đường đẹp nhất quốc gia. Công trình nghiên cứu của Viện được công bố năm này qua năm khác ngày càng phong phú, được ngành và xã hội quan tâm. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chức năng của Viện ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn Viện lớn mạnh hơn nữa.

Trước hết, như tôi đã viết ở trên Viện Khoa học Thống kê là viện duy nhất của lĩnh vực khoa học thống kê, tất nhiên là viện đầu

ngành. Viện cần phải được Chính phủ và Tổng cục Thống kê, Bộ khoa học Công nghệ tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nền khoa học của nước nhà.

Khoa học Thống kê vừa là khoa học cơ bản vừa là khoa học ứng dụng và triển khai, là cơ sở của nhiều ngành khoa học khác, đặc biệt là khoa học quản lý, cả trong nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên (thống kê thiên văn, vật lý, sinh học…), ứng dụng trong chữa bệnh (điều tra và phân tích, kiểm định các mẫu bệnh nhân, bệnh phẩm), cả trong nghiên cứu và quản lý môi trường. Vì vậy, đầu tư của Nhà nước về vật chất và con người cho sự phát triển của Viện sẽ đưa lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của đất nước.

Viện Khoa học Thống kê không chỉ nghiên cứu mà còn phải là cơ sở đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ thuộc các ngành khoa học Thống kê. Một ngành khoa học chỉ có thể phát triển ở tầm chiến lược, cơ bản và lâu dài khi gắn bó cùng phát triển các hoạt động nghiên cứu triển khai và đào tạo nguồn nhân lực.

Cuối cùng, trong điều kiện hội nhập quốc tế, so sánh quốc tế là lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển.

Với niềm xúc động tự hào và tin tưởng, tôi thành tâm chúc Viện tiến lên mạnh mẽ ở tuổi ba mươi đầy sức sống và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho đất nước trên lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo khoa học Thống kê

Một phần của tài liệu Chuyên san Viện Khoa học Thống kê – 30 năm nhìn lại (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)