Kết quả và hướng phát triển của đề tà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần phi định xứ trong thế tán xạ hạt nhân báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường (Trang 38 - 40)

của đề tài

Trường hợp n+208Pb tại 14.5 MeV được chọn để kiểm tra độ tin cậy của chương trình DWBA98 sau khi chỉnh sửa. Đầu tiên, định lý quang học được sử dụng để kiểm tra việc giải phương trình tán xạ. Với một thế bất kỳ, ta luôn có

σtotal=σel+σR= 4π

k Imf(0), (3.1)

với σtotal, σel và σR lần lượt là tiết diện toàn phần, tiết diện đàn hồi và tiết

diện phản ứng. Biên độ tán xạ tại góc không độ trong vế phải của (3.1) là

f(0) = 1k k ∞ X l=0 [(l+ 1)Cll+1/2+lCll−1/2], (3.2)

với Cl+1/2 liên quan đến độ lệch pha của tán xạ thu được từ việc giải phương trình tán xạ. Kết quả tính toán với trường hợp n+208P b tại 14.5 MeV cho

thấy σtotal = 1738 và 4kπImf(0) = 1739. Do đó việc giải phương trình tán xạ

sử dụng DWBA98 đáng tin cậy.

Sau đó, chương trình DWBA98 được thử nghiệm với thế Perey-Buck [10]. Thế quang học trong trường hợp này được cho bởi biểu thức

V(r,r0) =U 1 2|r +r0| H(|r+r0|), (3.3) 9

Hình 3.1: n+208Pb tại 14.5 MeV. Số liệu thực nghiệm lấy từ tài liệu [12].

Kết quả tính toán với DWBA98 được so sánh với kết quả từ chương trình NLOM [11]. Chương trình NLOM được thiết kế đặc biệt chỉ để giải phương trình tán xạ với thế quang học phi định xứ có dạnghiện tượng luận như biểu thức (3.3). Rõ ràng NLOM không thể sử dụng trong trường hợp thế quang học được cho dưới tổng quát và ta phải sử dụng DWBA98. Từ đồ thị trên hình 3.1 ta có thể kết luận rằng phiên bản chỉnh sửa của DWBA98 hoàn toàn đáng tin cậy. Trên cơ sở đó, chương trình DWBA98 đã được áp dụng cho các tính toán với thế quang học HF + PVC. Kết quả được trình bày trong công trình [6] (được đính kèm trong phần phụ lục).

Việc áp dụng thành công DWBA98 (hiện nay đã được nâng cấp lên phiên bản DWBA07) mở đầu cho các nghiên cứu về thế hạt nhân phi định xứ trong nhóm nghiên cứu tại INST. Thật vậy, trên những kiến thức thu được từ phương pháp dùng DWBA98, phương pháp R-ma trận cũng đã được nghiên cứu áp dụng thành công. Các kết quả với phương pháp R-ma trận sẽ được nhóm nghiên cứu công bố trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần phi định xứ trong thế tán xạ hạt nhân báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường (Trang 38 - 40)