2.3.1.1 Kết quả thực hiện mục tiêu Chiến lược * Về sản lượng gạo xuất khẩu
Hình 2.2 Sản lượng và trị giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017- 2019 (đơn vị: triệu tấn; tỷ USD)
Nguồn: Số liệu thống kê - Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA)
Chiến lược đề ra mục tiêu giảm dần sản lượng gạo đồng thời giữ nguyên hoặc tăng giá trị gạo xuất khẩu cho năm 2020 là 4.5-5 triệu tấn, trị giá bình quân khoảng 2.3-2.3 tỷ USD. Mặc dù đến nay đã là giai đoạn ngắn hạn của Chiến lược, nhưng mục tiêu này vẫn chưa thực sự đạt được. Cụ thể là sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2017-2019, giá trị gạo đã tăng trong năm 2017, 2018, năm 2019 sản lượng gạo vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng nhưng trị giá gạo lại giảm đi. Cụ thể là vào năm 2017,
xuất khẩu gạo đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, trị giá đạt khoảng 2,62 tỷ USD, tăng 21,2%. Năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2017. Xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,37 triệu tấn, trị giá đạt 2,80 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 8,3% về trị giá so với năm 2018.
Về giá trị gạo xuất khẩu, Hình i cho ta thấy năm 2018 có sự gia tăng mạnh về giá trị gạo xuất khẩu, trong khi sản lượng tăng 5.1% thì kim ngạch xuất khẩu tăng tới 16.3%, rõ ràng trị giá gạo xuất khẩu đã tăng nhanh hơn sản lượng. Tuy nhiên đà tăng trưởng này lại không duy trì được lâu dài vì đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 8.3% so với trị giá gạo năm 2018. Năm 2019 là năm thương mại gạo toàn cầu có nhiều biến động, nguồn cung gạo toàn cầu liên tục dự báo tăng và ở mức cao, khiến cho gạo Việt Nam giảm tính cạnh tranh trên thị trường và không đạt được giá thành cao. Trong khi đó, nhập khẩu gạo từ các nước dự báo giảm cũng gây áp lực đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nhìn chung, sau 2 năm thực hiện Chiến lược, mực tiêu ban đầu của Chiến lược về sản lượng và giá trị gạo vẫn chưa đạt được.
* Về cơ cấu gạo xuất khẩu
Bảng 1. Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016-2019
Chủng loại gạo Tỷ trọng (%) 2016 2017 2018 2019 Gạo cao cấp 21.7 24.3 29.8 46.9 Gạo trung bình 13.4 8.2 13.9 3.0 Gạo cấp thấp 7.3 3.9 2.0 2.0 Gạo thơm các loại 28.5 29.2 32 30.6 Gạo Japonica 3.2 4.4 5.2 3.7
Gạo lứt 0.6 1.4 2.3 1.6
Gạo nếp 20.9 23.5 12.8 6.5
Gạo tấm 3.6 4.3 0.5 3.7
Gạo đồ 0.9 0.7 0.1 0.1
Nguồn: Bộ Công Thương 2017, 2020
Mục tiêu Chiến lược đề ra cho cơ cấu gạo xuất khẩu đến giai đoạn năm 2020 là tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng lượng gạo xuất khẩu, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%, tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%, các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%.
Hình 2.3 Tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình so với tổng lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2016-2019 (đơn vị: %)
Nguồn: Bộ Công Thương 2017, 2020
Tính đến năm 2019, tổng tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chỉ chiếm còn 5%, trong khi đó tỷ lệ này năm 2016 là 20.7%, năm 2017 giảm xuống còn 12.1%, năm 2018 là 15.9%.
Hình 2.4 Tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp cao so với tổng sản lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2016-2019 (đơn vị: %)
Nguồn: Bộ Công Thương 2017, 2020
Về tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp cao, với mục tiêu tỷ trọng chiếm 25% vào năm 2020, cho đến cuối năm 2019, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp cao đã chiếm đến 46.9%, vượt xa chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Trong khi năm 2016, trước khi
chiến lược ra đời, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp cao mới chỉ chiếm 21.7%, tốc độ tăng trưởng năm 2019 lên tới 57.38%, đây là một kết quả to lớn mà Chính phủ và các Bộ, Ngành đã đạt được.
Hình 2.5 Tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonia so với tổng lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2016-2019 (đơn vị: %)
Nguồn: Bộ Công Thương 2017, 2020
Về tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica năm 2019 cũng đã chiếm trên 30%, vượt mục tiêu Chiến lược đề ra.Tỷ trọng các loại gạo này trên tổng sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 lên tới 34.3%. Trong giai đoạn 2017-2019, tỷ trọng cao nhất đạt được là vào năm 2018 với 37.2% tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu.
Hình 2.6 Tỷ trọng gạo nếp so với tổng lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2016-2019 (đơn vị: %)
Nguồn: Bộ Công Thương 2017, 2020
Mục tiêu Chiến lược đề ra cho tỷ trọng gạo nếp đến năm 2020 là 20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu. Năm 2017, tỷ trọng của loại gạo này đã chiếm tới 23.5% sản lượng gạo xuất khẩu, đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, từ năm 2018, tỷ trọng này đã bắt đầu có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể là năm 2018, tỷ trọng gạo nếp đã giảm 45.5% so với năm 2017. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm sâu của tỷ trọng gạo nếp là Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Theo đó, thuế nhập khẩu đối với tất cả loại gạo vào Trung Quốc tăng lên ở mức 40-50%. Đặc biệt, mặt hàng gạo nếp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi mà năm 2017, có đến 90% sản lượng gạo nếp xuất khẩu được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc (Hiệp hội Lương thực Việt Nam). Do đó, năm 2018, sản lượng gạo nếp xuất
khẩu đã bị sụt giảm sâu. Năm 2019, gạo nếp tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chính sách nhập khẩu gạo của Trung Quốc, trong khi đó nước ta vẫn chưa tìm ra được thị trường thay thế hợp lý, tỷ trọng gạo nếp xuất khẩu tiếp tục giảm chỉ còn 6.5% vào năm 2019.
Nhìn chung, so với mục tiêu đề ra về cơ cấu gạo xuất khẩu, cho đến cuối năm 2019, ngành gạo Việt Nam đã đạt được hầu hết các mục tiêu về tỷ trọng gạo tắng cao cấp; gạo trắng cấp thấp và trung bình; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonia đều đã đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, gạo nếp xuất khẩu không đạt được mục tiêu đề ra do chịu tác động lớn từ thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng này là Trugn Quốc.
* Về phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
Ngày 21 tháng 05 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng được các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm; phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.
Ngày 18/12/2018, trong khuôn khổ Lễ hội Festival lúa gạo Việt Nam lần 3 diễn ra tại tỉnh Long An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức công bố thương hiệu gạo Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế và giá trị của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tại Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 được tổ chức ở Manila, Philippines từ ngày 10-13/11/2019, lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam do ông
Hồ Quang Cua và cộng sự lai tạo đã được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới. Việc giống gạo thơm đầu tiền của Việt Nam trở thành gạo ngon nhất thế giới đã giúp khẳng định hơn nữa thương hiệu và chất lượng gạo Việt Nam.
* Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam theo tổng kim ngạch xuất khẩu theo khu vực giai đoạn 2016-2018
Thị trườn g Châu Á Châu Phi Trung Đông Châu Âu Châu Mỹ Châu Đại Dương 2016 64.7% 19.01% 2.01% 1.49% 1.69% 4.44% 2017 68.87% 15.48% 3.07% 0.98% 1.05% 5.32% 2018 82.03% 16.1% 8.53% 0.8% 0.72% 0.35%
Nguồn: Trade Map
Với mục tiêu giảm dần tỷ trọng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Á, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu tại các thị trường khác, đặc biệt là thị trường châu Phi, châu Mỹ và Trung Đông.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực châu Á đã không ngừng tăng trong giai đoạn 2016-2018, đặc biệt là năm 2018, thị trường này chiếm tới 82.03% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vì vậy mục tiêu tỷ trọng thị trường châu Á chiếm 60% vào năm 2020 là rất có thể khó đạt được.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và cả châu Đại Dương đều đang trên đà giảm dần tỷ trọng. Riêng thị trường Trung Đông, kim ngạch xuất khẩu gạo đã tăng từ 2.01% lên 8.53% vào năm 2018.
Hình 2.7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 và 2018 (đơn vị: %)
Nguồn: Trade Map
Quan sát hình 2.7 ta có thể dễ dàng nhận thấy, cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2018 so với năm 2016 có sự thay đổi. Theo đó, phần đồ thị của thị trường châu Á và Trung Đông tăng lên trong khi hầu hết diện tích phần đồ thị của các thị trường còn lại đều giảm, đặc biệt châu Úc ghi nhận sự sụt giảm tỷ trọng trong cơ cấu thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam nhiều nhất với mức giảm 4.09% so với năm 2016.