Sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến việc thực hiện mục tiêu Chiến lược

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

lược

Cuối năm 2019, thế giới ghi nhận sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm thế kỷ, xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc mang tên Covid19. Căn bệnh này bắt đầu bùng phát và lan rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, nước ta cơ bản đã khống chế được tình hình dịch bệnh, tuy nhiên, bên ngoài kia còn rất nhiều các quốc gia khác vẫn đang phải chống chọi từng ngày với căn bệnh này với con số người mắc bệnh và tử vong ngày một cao. Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đóng cửa biên giới do lo ngại lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào. Điều này đồng nghĩa với việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia cũng bị dừng lại hoặc bị hạn chế rất nhiều bởi các chính sách kiểm soát dịch bệnh.

Tại Việt Nam, kể từ tháng 4/2020, xuất nhập khẩu bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3/2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm so với tháng 3/2020. Tuy vậy, gạo lại là mặt hàng được lợi trong thời kỳ đại dịch. Do bùng phát dịch bệnh

nên nhu cầu thu mua, dự trữ lương thực của các nước tăng cao đã giúp mặt hàng gạo lội ngược dòng trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản khác. Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, 5 tháng qua, gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp, đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 18,9%, giữa lúc tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng tháng 5/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 11,7% về lượng và 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 750.000 tấn, trị giá 395 triệu USD.

Bên cạnh đó, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, cơ hội xuất khẩu các sản phẩm gạo chất lượng cao của Việt Nam sang thị trường châu Âu sẽ ngày càng rộng mở. Theo đó, 80.000 tấn gạo mỗi năm của Việt Nam vào Châu Âu sẽ được áp mức thuế suất 0%. Đây là một cơ hội lớn giúp gạo Việt Nam dễ dàng cạnh tranh về giá so với các nước xuất khẩu gạo khác tại thị trường châu Âu.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w