Chỉ số a thừa minh chứng và chưa phù hợp với yêu cầu tiêu chí
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.
a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;
b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;
c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.
1. Điểm mạnh
Đoàn thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Đa số trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi; trẻ ở các lớp trong trường rất thân thiện với nhau, biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi, ngoài ra, trẻ còn mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh; lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu
Đoàn thống nhất với điểm yếu: Một số ít trẻ còn rụt rè nhút nhát, chưa tự tin bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân của mình.
Đoàn đề nghị: Nhà trường cần bổ sung số liệu cụ thể số trẻ còn rút rè nhút nhát còn bao nhiêu % tập trung ở lớp nào? Cô nào phụ trách? Khi thực hiện kế hoạch sẽ đảm bảo tính khả thi hơn.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Ban giám hiệu và tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể giúp trẻ tự tin, mạnh dạn bày tỏ cảm xúc: Thường xuyên trò chuyện, tổ chức cho các lớp trong khối giao lưu với nhau. Có các biện pháp rèn nề nếp những trẻ chưa biết nhường nhịn bạn như: Nhắc nhở, động viên, tuyên dương, khen thưởng nhằm khích lệ trẻ đó tiến bộ.
Đoàn đề nghị: Nhà trường cần ghi rõ thời gian thực hiện kế hoạch cải tiến.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 6:Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.
a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân;
b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;
c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn
1. Điểm mạnh
Đoàn thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi, trẻ tự phục vụ trong mọi thời điểm của chế độ sinh hoạt. Trẻ rất quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi. Trẻ có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu:
Đoàn thống nhất điểm yếu của nhà trường: 4% trẻ bị ảnh hưởng thói quen không tốt đôi lúc còn xả rác trong sân trường, nơi công cộng…
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với cải tiến chất lượng của nhà trường: Duy trì các thói quen tốt về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng; tiếp tục rèn nề nếp, thói quen, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi; biết quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi; tuyên truyền các bậc phụ huynh về những hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhưng nơi công cộng để làm gương cho trẻ qua các bảng biểu, hạn chế đến mức thấp nhất số trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.
Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên.
a) Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác;
b) Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non; c) Có 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Tỷ lệ trẻ chuyên cần hằng năm đều đạt, theo thống kê năm học 2010-2011là 89,56%, 2011-2012 là 90,55%; năm học 2012-2013 là 92,05%; năm học 2013-2014 là 95,56% [H1-1-02-02]; năm học 2014-2015 là 96,21% 100%. Hằng năm nhà trường đều đạt tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non trên 98%. Trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non và 100% trẻ 5 tuổi của các lớp được theo dõi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển 5 tuổi.
2. Điểm yếu:
Đoàn thống nhất nhà trường không có điểm. 3. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Duy trì giữ vững các tỷ lệ trẻ chuyên cần, trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và trẻ 5 tuổi được theo dõi, đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.
a) 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;
b) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%;
c) Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.
1. Điểm mạnh
Đoàn thống nhất điểm mạnh nhà trường: Đầu năm học học nhà trường tổ chức cân, đo trẻ ngay những ngày đầu trẻ đến trường để đánh giá và phân loại trẻ cũng như xác định số lượng trẻ suy dinh dưỡng, béo phì. Nhà trường luôn chú trọng đến sức khỏe của trẻ, xây dựng kế hoạch và phối hợp với phụ huynh học sinh bằng nhiều biện pháp đảm bảo sức khỏe cho trẻ, giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng từ 4-5% hằng năm và hạn chế tốc độ tăng cân cho trẻ béo phì phù hợp.
2. Điểm yếu:
Đoàn thống nhất nhà trường không có điểm yếu
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Đoàn thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Tiếp tục phát huy những điểm mạnh hiện có và duy trì thực hiện tốt hơn nữa ở những năm tiếp theo
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 5:
Trường nhiều năm liền thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt, trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, trẻ có nề nếp, thói quen, kỹ năng tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động. Nhà trường có nhiều biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhưng vẫn còn một số ít trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ và thấp còi độ 1 do tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào khá cao nên không thể xóa hết trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ở trường.
- Điểm yếu cơ bản của trường:
Một số trẻ khác chưa thực sự nhạy cảm trong việc cảm nhận các sự vật và hiện tượng xung quanh, khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề còn yếu; vẫn rụt rè, nhút nhát, chưa biết diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp; một số còn nói ngọng, nói lắp; chưa có kỹ năng tạo hình tốt và còn bị còn xả rác trong sân trường, nơi công cộng...
- Kiến nghị đối với trường:
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện với trẻ. Quan tâm nhiều hơn đến các cháu nhút nhát, tăng cường rèn cho trẻ những kỹ năng âm nhạc và tạo hình thông qua các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong những năm tiếp theo.
Phần III: KẾT LUẬN 1. Kết luận
- Số lượng và tỷ lệ phần trăm (%) các chỉ số đạt và không đạt: + Tổng các chỉ số đạt: 80/87 chỉ số - tỷ lệ 91,95%.
- Số lượng và tỷ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt: + Tổng các tiêu chí đạt: 25/29; đạt tỷ lệ 86,21%
+ Các tiêu chí không đạt: 4/29 đạt tỷ lệ 13,79 %.
- Cấp độ kiểm định chất lượng giáo dục mà trường đạt được:
Căn cứ vào kết quả đánh giá ngoài, đối chiếu với Điều 22, Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục. Đoàn đánh giá ngoài đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang công nhận và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho Trường Mâm non Hoa Mai, huyện Kiên Lương đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Cấp độ 3
2. Kiến nghị:
Nhà trường tiếp tục phát huy tốt những ưu điểm, tiến bộ mà báo cáo đã nêu, tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đầu tư trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục mầm non trước yêu cầu mới. Đồng thời cần tập trung một số vấn đề sau:
Hiệu trưởng tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu với lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo đầu tư xây dựng bổ sung các phòng chức năng còn thiếu như: phòng hành chính quản trị, phòng dành cho nhân viên bảo vệ; bổ sung thêm nhân biên hiện còn thiếu chưa đảm bảo đủ, đúng theo quy định ./.
Kiên Giang, ngày tháng năm 2015