Khảo sát sự thay đổi của năng lượng thực theo điện trường

Một phần của tài liệu Tính toán sự phụ thuộc của tốc độ ion hóa của ion phân tử h2+ dưới tác dụng của điện trường tĩnh vào khoảng cách liên phân tử (Trang 38 - 40)

Ta xét góc định phương β =0, số kênh NCH = 30, số NDVRX = 30, NDVRP = 3. Ta thay đổi khoảng cách liên phân tử từ 0 đến 8, lấy giá trị năng lượng thử CEO chính là năng lượng ở trạng thái cơ bản. Bắt đầu khảo sát sự thay đổi của năng lượng khi đưa điện trường vào bằng cách thay đổi các thông số như: điện trường ban đầu CF0, bước nhảy điện trường CDF và số bước nhảy điện trường NCF. Ta sẽ thu được 3 kết quả là: giá trị của năng lượng thực, năng lượng ảo và tốc độ ion hóa chính là 2 lần giá trị tuyệt đối của năng lượng ảo.

Lập bảng số liệu về khoảng cách liên phân tử, năng lượng thực, tốc độ ion hóa, tiến hành vẽ hình ta thu được một số kết quả sau

a) Trường hợp R = 2

Hình 3.1. So sánh kết quả giải số và giải tích biểu diễn sự phụ thuộc của năng lượng thực theo điện trường trường hợp R = 2

Ứng với trường hợp R = 2, trong vùng điện trường từ F = 0 đến F = 0.15, kết quả giải số phù hợp với kết quả giải tích dựa trên lý thuyết nhiễu loạn được cung cấp bởi Linda và cộng sự [5]. Dựa vào hiệu ứng Stark bậc 2 ta thấy được độ tin cậy của những kết quả giải số. Khi khảo sát các trường hợp R > 2, chúng tôi không so sánh với kết quả gần đúng không có sẵn giá trị giải tích cần thiết cho việc so sánh. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa kết quả giải số và giải tích ứng với trường hợp R = 2 đã cho thấy tính đúng đắn của phương pháp số được sử dụng.

Hình 3.2. Sự phụ thuộc của năng lượng thực theo điện trường trường hợp R = 4, R = 6, R = 8.

Khi chưa có điện trường, năng lượng liên kết giữa electron và hạt nhân tại R = 4 khoảng -0.7, nếu ta tiếp tục tăng khoảng cách liên phân tử thì năng lượng liên kết sẽ tăng theo, tại khoảng cách R = 8 năng lượng liên kết gần bằng -0.5. Năng lượng liên kết tăng khi khoảng cách liên phân tử tăng cho tác giả một dự đoán rằng tốc độ ion hóa của phân tử khi có mặt điện trường cũng sẽ tăng do năng lượng cần thiết để làm ion hóa electron giảm xuống khi tăng khoảng cách liên phân tử. Điều này phải được kiểm chứng trong mục 3.2.2.

Một phần của tài liệu Tính toán sự phụ thuộc của tốc độ ion hóa của ion phân tử h2+ dưới tác dụng của điện trường tĩnh vào khoảng cách liên phân tử (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)