Đánh giá tiêu chí Đạt

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 41 - 45)

Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học;

b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập;

c) Hướng dẫn học sinh học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện.

1. Điểm mạnh

Công tác đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, ý thức vươn lên rèn luyện khả năng tự học của học sinh được nhà trường thực hiện thường xuyên.

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đa số biết sử dụng thành thạo CNTT và có tinh thần tự học cao.

Giáo viên thực hiện tốt ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

2. Điểm yếu

Việc đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và phản biện tuy có triển khai nhưng chưa thực sự có chiều sâu và hiệu quả. Một bộ phận học sinh thiếu tự tin, nhút nhát nhất là học sinh yếu kém.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Từ năm học 2014 - 2015, khuyến khích giáo viên thường xuyên tự học, tự đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, tích cực ứng dụng các phương pháp dạy học phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh; chú ý đến đặc điểm đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu, kém; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự kiểm tra đánh giá, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng:

Không

5. Đánh giá tiêu chí Đạt

Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.

a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;

b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao; c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác;

1. Điểm mạnh

Được sự quan tâm của Ban chỉ đạo phổ cập GD các cấp, Phòng GD-ĐT có kế hoạch chỉ đạo hoạt động có hiệu quả.

CB, GV, NV có nhận thức tốt về công tác phổ cập GD, thể hiện qua việc duy trì sĩ số HS và không ngừng nâng cao chất lượng học lực, hạnh kiểm.

Nhà trường làm tốt công tác phổ cập GD trong từng năm, các loại hồ sơ quản lý phổ cập GD đầy đủ, được cập nhật thông tin thường xuyên. Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi phổ cập GD THCS trong địa bàn trường quản lí đạt tỉ lệ cao.

2. Điểm yếu

Không có kinh phí dành cho công tác điều tra và biểu dương, khen thưởng những cán bộ hoàn thành tốt công tác phổ cập GD.

Trong từng năm học, nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, duy trì có tính bền vững tỷ lệ chuẩn phổ cập GD THCS.

Chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động tất cả mọi người tham gia tích cực công tác phổ cập GD; biểu dương, khen thưởng những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng:

Không

5. Đánh giá tiêu chí Đạt

Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.

a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;

b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;

c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.

1. Điểm mạnh

Trong từng năm học, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém và có biện pháp giúp đỡ HS vươn lên trong học tập.

Đội ngũ giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém đều thực hiện tốt kế hoạch, lịch dạy của nhà trường. GV giúp đỡ học sinh yếu, kém luôn nhiệt tình, có trách nhiệm và có phương pháp rèn luyện, động viên học sinh yếu, kém phấn đấu vươn lên trong học tập.

2. Điểm yếu

Trong từng năm học, tỉ lệ HS yếu kém vẫn còn. Nguyên nhân do gia đình chưa thật sự quan tâm tới việc học tập của con em mình, một phần cũng là do hoàn cảnh khó khăn.

Kinh nghiệm của GV bồi dưỡng HS giỏi chưa đều, hầu hết HS học theo kiểu dàn trải nên kết quả học sinh giỏi không ổn định.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Trong những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được, tổ chức khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các hình thức tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp.

Nhà trường chỉ đạo cho GVCN, GV bộ môn phân loại HS yếu kém theo từng nguyên nhân: do cha mẹ chưa quan tâm tới việc học tập của HS; do thiểu năng trí tuệ (không rõ nguyên nhân); do chưa cố gắng trong học tập; do hoàn cảnh khó khăn từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch giúp đỡ HS yếu kém.

Trong từng năm học, bộ phận chuyên môn tổ chức chuyên đề về bồi dưỡng HS giỏi để GV chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng, góp phần nâng cao tỷ lệ và ổn định số lượng học sinh giỏi hằng năm. Đồng thời, hướng dẫn HS phương pháp học tập, bồi dưỡng HS giỏi để kết quả tốt hơn.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng:

Không

5. Đánh giá tiêu chí Đạt

Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.

1. Điểm mạnh

Giáo viên dạy các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD đã tích cực lồng ghép giáo dục địa phương vào môn học để giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, gắn lý luận với thực tiễn. Giáo viên có ý thức về việc sưu tầm tư liệu, tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục địa phương.

2. Điểm yếu

Công tác kiểm tra đánh giá chưa thực hiện thường xuyên cũng như việc rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm chưa thực hiện tốt.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Trong những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì và phát huy các điểm mạnh của nhà trường trong thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Năm học 2014 - 2015 và các năm học tiếp theo, nhà trường sẽ chú trọng, tăng cường công tác rà soát, đánh giá, cải tiến nhằm điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương cho phù hợp và ghi chép biên bản đầy đủ.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng:

Không

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w