Định hướng phát triển của mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong suốt giai đoạn đầu của thời kỳ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 26 - 28)

4/ Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thống kê:

3.1/ Định hướng phát triển của mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong suốt giai đoạn đầu của thời kỳ

nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong suốt giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa đất nước:

Sự tồn tại của mô hình kế toán một người rõ ràng là một bước tạm thời, trong điều kiện các doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào tổ chức công tác kế toán. Mô hình này sẽ kết thúc khi một trong hai điều kiện sau đây xảy ra: hoặc doanh nghiệp không còn hoạt động, hoặc quy mô hoạt động của doanh nghiệp vượt quá sức kiểm soát của mô hình kế toán một người.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, theo quy luật của các nước tư bản, nền kinh tế đi vào giai đoạn tích tụ tư bản, qua đó các doanh nghiệp cùng phát triển về hoạt động, về quy mô. Tuy nhiên, dưới sự chi phối của quy luật cạnh tranh, sẽ có một số doanh nghiệp thích nghi với môi trường, vươn lên và phát triển mạnh mẽ, còn lại các doanh nghiệp khác sẽ bị thua lỗ do không thích ứng được, sẽ phải phá sản hoặc giải thể. Đây chính là giai đoạn tập trung tư bản. Giai đoạn này cũng chính là giai đoạn chín mùi của quá trình công nghiệp hoá trong chủ nghĩa tư bản.

Như vậy, trong suốt thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục phát triển về số lượng và quy mô, và mô hình kế toán một người vẫn tiếp tục tồn tại cùng doanh nghiệp, khi hai điều kiện ngừng hoạt động của mô hình vẫn chưa xảy ra.

Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong các chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta là chống phân hóa giàu nghèo, chống tích tụ và tập trung tư bản. Do vậy, các chính sách, chủ trương của nhà nước sẽ góp phần làm giảm quá trình tích tụ, tập trung tư bản diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước. Điều này sẽ giúp cho thời gian tồn tại của mô hình kế toán một người kéo dài hơn, so với trong điều kiện không có sự điều tiết, quản lý của nhà nước đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng nhanh của lĩnh vực tin học cũng góp phần kéo dài thời gian tồn tại của mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp. Các phần mềm kế toán liên tục được hoàn thiện, trên cơ sở ngày càng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà quản lý, của chủ doanh nghiệp, và của các đối tượng bên ngoài như: các cổ đông, các chủ ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước…. có yêu cầu cung cấp thông tin. Chủ doanh nghiệp

sẽ có quyền lựa chọn cân nhắc khi buộc phải mở rộng quy mô quản lý của doanh nghiệp, cụ thể là tăng cường công tác kế toán: hoặc thuê thêm lao động; hoặc tăng cường trang bị kỹ thuật, phương tiện máy vi tính cho bộ máy kế toán sẵn có. Mà như đã đề cập ở phần trên, tâm lý các chủ doanh nghiệp thường thiên về phần trang bị kỹ thuật hơn là tuyển thêm lao động.

Tại khoản 2, điều 123 của Luật Doanh nghiệp ( số 13/1999/QH 10 ngày 12/06/1999) có hiệu lực từ 01/01/2000 đã nêu:

“ 2. Chính phủ hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh cá thể có quy mô lớn đang hoạt động theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 02/03/1992 của Hội đồng Bộ trưởng chuyển thành doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Luật này.”

Điều 25 của Luật Thương mại quy định:

“ Điều 25: Sổ kế toán và việc lưu giữ hóa đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan.

1. Thương nhân phải mở sổ kế toán, phải ghi chép, lưu giữ sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.

2. Việc hủy sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định.”

Với khái niệm thương nhân được quy định tại điều 17 của Luật

“ Điều 17. Điều kiện để trở thành thương nhân

Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân.”

Hiện nay, các văn bản hướng dẫn thực hiện các điều quy định trên đây vẫn chưa ra đời. Tuy vậy, việc quy định các điều khoản trên cho thấy định hướng về sự phát triển của công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong thời gian tới là cần thiết và cấp bách. Do vậy, phương án áp dụng mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng, và trong cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay là khả thi, và là một định hướng phát triển lâu dài.

Vấn đề đặt ra sẽ là: làm thế nào để phát huy các ưu thế, đồng thời khắc phục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)