Các điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán một người:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 28 - 29)

4/ Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thống kê:

3.2/Các điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán một người:

mạnh, đều khắp trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3.2/ Các điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán một người: người:

Như phần đánh giá thực trạng vừa nêu ở trên, đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đều áp dụng mô hình kế toán một người. Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện cho mô hình, sẽ có một số điều kiện cần thiết cho việc lựa chọn mô hình này, bao gồm như sau:

3.2.1/ Doanh nghiệp có quy mô vừa, nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đặn và đơn giản:

Các doanh nghiệp thương mại; các doanh nghiệp sản xuất một mặt hàng, có nguyên liệu đầu vào không phức tạp; các doanh nghiệp dịch vụ, gia công một sản phẩm…. Đây là các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản, sẽ thích hợp hơn trong việc áp dụng mô hình kế toán một người.

3.2.2/ Kế toán viên phải là người có kiến thức tổng quát, có năng lực thật sự:

Do đặc điểm của mô hình là chỉ có một người làm công tác kế toán, bản thân kế toán viên phải biết làm tất cả các công việc của một bộ máy kế toán bình thường: ghi chép chứng từ ban đầu, ghi sổ sách chi tiết, ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán và các báo cáo khác, kiểm kê và đánh giá tài sản….

Trong các doanh nghiệp có trang bị phần mềm kế toán, việc các kế toán có khả năng sử dụng và quản lý các phần mềm kế toán là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi các kế toán viên vừa phải có một năng lực thật sự, vừa phải có khả năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc của mình.

3.2.3/ Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và kế toán viên phải đảm bảo tin cậy:

Để khắc phục các nhược điểm về rủi ro, về độ tin cậy thấp của mô hình, một trong các điều kiện quan trọng là chủ doanh nghiệp và kế toán viên có mối quan hệ tốt, đảm bảo trung thực và tin cậy lẫn nhau. Điều này cũng giúp hạn chế các gian lận thương mại phát sinh, một điểm yếu của khu vực kinh tế tư nhân.

Việc trang bị một phần mềm kế toán là một điều kiện đảm bảo cho mô hình kế toán một người phát triển ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ, việc trang bị phần mềm kế toán không phải là một điều kiện bắt buộc trong quá trình áp dụng mô hình kế toán một người.

Nhìn chung, các yêu cầu cho một doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình kế toán một người là đơn giản. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình này là phù hợp, như thực tế hiện nay. Vấn đề mà các chủ doanh nghiệp, cũng như các cơ quan nhà nước cần quan tâm là các biện pháp sao cho với mô hình kế toán một người, thông tin được cung cấp có độ tin cậy cao, và hạn chế được các rủi ro ở mức thấp nhất.

Dưới đây, chúng tôi xin được trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình kế toán một người, trong đó xét theo thẩm quyền của các bên: bản thân người kế toán, chủ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, và vai trò đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 28 - 29)