Phát triển hàng hoá cho thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 30)

Tính đến thời điểm 28/07/2001, tổng giá trị chứng khoán được niêm yết trên TTGDCK TP. HCM là 1.580 tỷ VNĐ, chiếm khoảng 0.57% GDP. Mục tiêu đến năm 2010 khối lượng chứng khoán niêm yến sẽ đạt 15 – 20% GDP.

Đối với cổ phiếu: Có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2000 – 2006: là giai đoạn cơ bản hoàn thành quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ cần đến 7 năm cho giai đoạn một là do quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn và diễn ra quá chậm so với mục đề ra, nên việc phát triển cổ phiếu cho thị trường chứng khoán cần nhiều thời gian hơn. Tính đến thời điểm 28/07/2001, chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa hơn 600 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó mới chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, vẫn còn khoảng 5.800 doanh nghiệp Nhà nước chưa được cổ phần hóa. Mục tiêu đến năm 2006 sẽ tiến hành cổ phần hóa cho toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Giai đoạn 2 từ năm 2007 – 2010: mục tiêu sẽ đưa một số lượng lớn các doanh nghiệp cổ phần hóa đủ điều kiện vào niêm yết trên SGDCK, ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích và hỗ trợ các công ty cổ phần không thuộc diện doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để tăng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường.

Đối với trái phiếu: Ngoài trái phiếu Chính phủ vẫn được coi là hàng hóa chính trên thị trường, mục tiêu đặt ra là cần tập trung phát triển các loại công cụ nợ khác như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng thương mại, các trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình… thông qua các giải pháp như: xây dựng một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ quản lý việc phát hành và

29

giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp mang tính hành chính bắt buộc như điều chỉnh các chính sách cấp phát vốn ngân sách nhà nước, hạn chế và tiến tới xóa bỏ các tiêu chuẩn cho vay ưu đãi, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí đối với doanh nghiệp tham gia vào thị trường trái phiếu, thành lập và phát triển hệ thống các tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp khi phát hành …

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 30)