Các giải pháp khắc phục đối với học sinh coi nhẹ việc tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Các giải pháp khắc phục một số thiếu sót nhằm nâng cao kết quả việc học toán ở trung học phổ thông (Trang 25 - 27)

kiểm tra, tự đánh giá:

Bên cạnh việc học ở lớp dưới sự hướng của giáo viên thì người học còn phải tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, khám phá để lĩnh hội tri thức, ngoài ra về mặt

SA B A B C D H I K

tâm lý học cũng cho thấy việc tự học sẽ làm cho người học phát huy hết nội lực đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập. Trong việc học tập môn toán cấp phổ thông việc tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá cũng đóng vai trò quyết định tới kết quả hoc tập của học sinh. Do đó, Ngoài việc phân tích cho các em thấy vai trò to lớn của việc tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá, tôi còn:

Hướng dẫn học sinh tự học môn toán bằng các giải pháp: +)Hướng dẫn cho các em các kỹ năng:

- Kỹ năng nghe giảng và kết hợp ghi bài.

- Kỹ năng đọc sách: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt trong môn toán, kỹ năng đọc sách là một kỹ năng phổ biến của học sinh phổ thông. Sách giáo khoa là tài liệu chính thống và cơ bản, tất cả các nội dung đều được trình bày rõ ràng, tỉ mỉ và có hệ thống. Vì vậy trước buổi lên lớp, học sinh có thể đọc một đến hai lượt bài học trong sách giáo khoa để biết được vấn đề sẽ được nghiên cứu trong giờ giảng tới, từ đó các em có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, nâng cao chất lượng giờ học.

- Kỹ năng thực hiện các thao tác trí tuệ cơ bản như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,..và kỹ năng tư duy logic

Sau khi đã đọc sách, học sinh nên tóm tắt kiến thức trọng tâm, cơ bản của sách giáo khoa. Phân tích các ví dụ trong sách để hiểu sâu hơn vấn đề.

+) Tôi thường yêu cầu học sinh tự ra đề, tự ra đáp án và biểu điểm trên khung kiến thức có sẵn và trên các yêu cầu cụ thể, sau đó các em tự đọc bài của nhau và chấm bài của nhau, rồi đưa ra nhận xét về kết quả bài làm cũng như cách làm bài của mỗi học sinh.

+) Dựa trên các bài tập, các bài kiểm tra, các bài thi đã được làm, hay nói khác là trên một đề bài có sẵn, tôi yêu cầu học sinh phát triển các câu hỏi khác nhau xung quanh đề bài ấy và nêu cách giải quyết cho câu hỏi của mình.

+) Ngoài ra để nâng cao việc tự học của học sinh thì tôi thường giao bài tập theo chủ đề cho từng nhóm học sinh về nhà làm, sau đó các nhóm trình bày sản phẩm chéo lẫn nhau, nhận xét chéo và đánh giá kết quả của nhau. Tôi nhận thấy rằng: làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Việc học theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học tập hướng tới người học, khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó, mặt khác nó nâng cao được tính tương tác giữa các thành viên nhằm tác động tích cực đến người học như: Tăng cường động cơ học tập, nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng và cách giải quyết vấn đề, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ và quan tâm đến nhau. Do mỗi thành

viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò nhất định, một công việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của người khác. Trách nhiệm của mỗi thành viên là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của nhóm. Hay nói cách khác, việc tổ chức học theo nhóm không phải là hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với các thành viên cùng học.

Hoạt động học của học sinh là quá trình tự vận động để chiếm lĩnh tri thức và người học không chỉ tiếp thu thụ động mà có sự điều chỉnh để đạt kết quả mong muốn. Muốn vậy, học sinh phải có kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá để làm căn cứ cho sự "tự điều chỉnh".

Để rèn luyện kĩ năng kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá tôi yêu cầu học sinh xác định rõ mục tiêu học tập của từng giai đoạn: từng tháng, từng học kỳ, từng năm học hoặc từng phần kiến thức của chương trình như từng chương, từng chủ đề đối với bản thân mình. Với mỗi mục tiêu học tập, căn cứ vào những lần kiểm tra của giáo viên như kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra vở ghi, kiểm tra vở bài tập và nhất là căn cứ vào việc tự đánh giá khả năng học tập của bản thân (Có thể nhờ cha mẹ, nhờ bạn bè kiểm tra giúp) thông qua việc học lý thuyết học sinh tự đánh giá việc nắm vững khái niệm, định lí, việc giải từng bài tập giúp học sinh tự đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào các dạng bài tập: bài tập về tính toán, về chứng minh hoặc bài tập cơ bản mà giáo viên yêu cầu hay bài tập làm thêm. Từ đó thấy được chỗ còn yếu, chỗ thiếu sót của bản thân về những mặt nào đó mà đề ra phương hướng khắc phục như hỏi lại giáo viên, nhờ bạn bè giảng hộ, hoặc nhờ người lớn hướng dẫn lại…

Một khi học sinh đã có kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá và biết tự điều chỉnh thì kết quả học tập sẽ được nâng dần lên.

Như vậy tự đọc và tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá là việc vô cùng quan trọng, giúp học sinh có thể xác định được nhiệm vụ và vai trò của hoạt động học tập nói chung, đồng thời hình thành và phát triển được khả năng tự học nói riêng để sau này có thể trở thành những tài năng trẻ trong tương lai.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Các giải pháp khắc phục một số thiếu sót nhằm nâng cao kết quả việc học toán ở trung học phổ thông (Trang 25 - 27)