- Loài 120: Carinotetraodon lorteti Nóc mắt đỏ TN
d. nghĩa của việc phát hành sách chuyên khảo
Các đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam thường không đặt yêu cầu phải viết sách chuyên khảo. Thông thường, các kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong các báo cáo tổng kết đề tài hoặc có thể viết thành bài báo khoa học để đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Tuy nhiên, cách đăng tải kết quả truyền thống có hai nhược điểm: (1) sức lan tỏa kém và (2) khó tiếp cận người cần thông tin.
Đề tài “Xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu cho ngành cá cảnh TP.HCM” hướng đến mục tiêu đưa kết quả nghiên cứu phục vụ cộng đồng và xã hội, nên việc xây dựng trang web phổ biến dữ liệu được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng của đề tài. Mặc dù phương tiện internet là công cụ hữu hiệu để phổ biến và lan tỏa tin tức, nhưng phương tiện này cũng có một số nhược điểm căn bản: (1) độ tin cậy về mặt khoa học của dữ liệu trên web không bằng sách chuyên khảo; (2) tình trạng sao chép và chất lượng nguồn tin trên mạng…
Nỗ lực xuất bản sách chuyên khảo của đề tài mang nhiều ý nghĩa: (1) chất lượng và giá trị dữ liệu công bố trên sách chuyên khảo đòi hỏi nhiều nỗ lực thực hiện hơn, qua đó nâng cao chất lượng dữ liệu của đề tài; (2) tạo ra thêm một sản phẩm khoa học có sức lan tỏa cao; và (3) là cẩm nang và nguồn tài liệu tham khảo phục vụ hiệu quả các chủ thể trong ngành cá cảnh.
4.2.2 BÀI BÁO KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH a. Đặt vấn đề a. Đặt vấn đề
Mặc dù các bài báo khoa học chuyên ngành có đối tượng đọc giả hạn chế, việc viết bài khoa học mang ý nghĩa trao đổi thông tin và ghi nhận ý kiến đóng góp từ những người làm công tác chuyên môn có liên quan, thông qua các hội thảo khoa học chuyên ngành…
b. Kết quả thực hiện
Nhóm nghiên cứu đề tài đã viết 1 bài báo khoa học tham gia Hội nghị khoa học Khoa Thủy Sản lần 2 vào tháng 2-2008, và được đăng trên tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp, số 1&2-2008.
Thông tin chi tiết bài báo: Vũ Cẩm Lương, 2007. Một số đặc điểm phát triển thị trường cá cảnh nước ngọt ở TP.HCM. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp, số 1&2- 2008: 162-168.
Hình 4.2 Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp số 1&2/2007
4.2.3 XÂY DỰNG TRANG WEB
CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁ CẢNH
Cơ sở dữ liệu cá cảnh Việt Nam
Quy trình xây dựng hệ thống website cá cảnh a. Đặt vấn đề
Song song với hoạt động xuất bản sách Cá cảnh nước ngọt, việc xây dựng trang web cơ sở dữ liệu cá cảnh cho TP.HCM là một yêu cầu bức thiết nhằm:
(1) Hỗ trợ công tác chỉnh sửa, bổ sung; (2) Đảm bảo tính cập nhật của dữ liệu;
(3) Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cá cảnh trên mạng internet;
(4) Tạo một kênh thông tin cá cảnh có độ tin cậy cao về mặt khoa học;
(5) Tạo hạ tầng cơ sở thông tin hỗ trợ ngành cá cảnh TP.HCM phát triển bền vững.