Về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của việt nam bị kiện bán phá giá bằng hiệp định chống bán phá (Trang 36 - 37)

t ại hị rường Hoa Kỳ.

2.3.1.2. Về mặt pháp lý

Thứ nhất Việt Nam nên tích cực tham gia vào diễn đàn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO khi các nước thành viên khác của WTO có các quyết định về điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá không phù hợp với các quy định của WTO. Ngoài ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn cho phép các nước thành viên phản đối chính thức về những sai lệch trong đạo luật chống bán phá giá của quốc gia thành viên khác35. Gíup cho các nước thành viên giám sát lẫn nhau, trong việc ban hành chính sách và pháp luật phù hợp với những cam kết trong hệ thống thương mại đa phương này. Là thành viên của WTO Việt Nam sẽ có đại diện trong Hội nghị Bộ Trưởng. Khi đó Việt Nam có thể kết hợp với đại diện của những thành viên khác (những nước có những mặt hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam, hay những nước đang phát triển khác) có quyền đưa ra Hội nghị Bộ Trưởng36 vấn đề : trong Hiệp định AD, tồn tại những quy định chưa cụ thể, dẫn đến hậu quả biện pháp

34

Tại phần 2.1.2.3 – Những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện,Tr. 33 của luận văn. 35

Đinh Thị Mỹ Loan (Bộ Thương Mại). Chủ Động Ứng Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Gía Trong Thương Mại Quốc tế. NXB Lao Động- Xã Hội, tr. 100

36

chống bán phá giá bị một số nước thành viên lạm dụng nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa. Hoặc yêu cầu Hiệp định AD ghi nhận rõ hơn về những chiếu cố đặc biệt37 dành cho những thành viên là những nước đang phát triển.

Thứ hai cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho những doanh nghiệp xuất khẩu. Bao gồm những hoạt động cụ thể sau:

-Khi xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường nào, cần nghiên cứu về đạo luật chống bán phá giá tại quốc gia đó, tập trung nghiên cứu và phân tích những điểm khác biệt giữa luật chống bán giá cấp quốc gia và Hiệp định AD, nhằm cung cấp những thông tin về quy định pháp lý tại những thị trường này, trước khi chính thức có đơn khởi kiện từ các nhà sản xuất nội địa tại thị trường nhập khẩu

-Các doanh nghiệp xuất khẩu nên đặt quan hệ lâu dài với những công ty luật. Nhóm đối tượng này sẽ giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình đối mặt với những vụ kiện và cả giai đoạn kháng kiện về sau qua việc thu thập thông tin, đánh giá và cảnh báo sớm cho doanh nghiệp về nguy cơ xảy ra vụ kiện. Nói cách khác, những công ty luật này sẽ hình thành cơ chế ngăn chặn đối với các vụ kiện chống bán phá giá.

-Bên cạnh việc nghiên cứu về khía cạnh luật pháp, doanh nghiệp cần nghiên cứu về tình hình thị trường để nắm được mặt hàng cá tra và các basa của Việt Nam có nằm trong nhóm sản phẩm tăng trưởng xuất khẩu nhanh vào thị trường này hay không, hoặc có nguy cơ bị kiện cao để kịp thời điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu hoặc xem xét điều chỉnh giá bán vào thị trường đó38.

Thứ ba trong các vụ kiện chống bán phá giá, doanh nghiệp và Hiệp hội là chủ thể chính của vụ kiện. Vì vậy doanh nghiệp cần nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thông qua việc nâng cao sự hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế. Đặc biệt là kiến thức pháp lý về luật chống bán phá giá. Bên cạnh đó là sự phổ biến những kinh nghiệm thực tế được đúc kết qua các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam hay những quốc gia có mặt hàng xuất khẩu hay điều kiện kinh tế - xã hội tương tự Việt Nam,đã vấp phải tại thị trường này. Việc phổ biến những kiến thức đó thông qua những hoạt động như: tổ chức các hội thảo, khoá đào tạo, bên cạnh đó là việc nghiên cứu, xuất bản sách hướng dẫn, cùng nhiều loại hình phổ biến khác.

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của việt nam bị kiện bán phá giá bằng hiệp định chống bán phá (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)