Những biện pháp nên áp dụng khi bị kiện bán phá giá

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của việt nam bị kiện bán phá giá bằng hiệp định chống bán phá (Trang 37 - 44)

t ại hị rường Hoa Kỳ.

2.3.2. Những biện pháp nên áp dụng khi bị kiện bán phá giá

Để đối phó có hiệu quả với các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau đây:

37

Điều 15 của Hiệp định AD 38

Đỗ Trí, Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: Khai Trương Website Hệ Thống Cảnh Báo Sớm Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Gía,

Thứ nhất các doanh nghiệp cần hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với các cơ quan điều tra ở nước nhập khẩu. Với quan điểm này, hợp tác đầy đủ nghĩa là doanh nghiệp cần làm tất cả các công việc theo yêu cầu của tiến trình điều tra như: cung cấp đầy đủ những thông tinmà cơ quan điều tra yêu cầu qua bản câu hỏi và những yêu cầu bổ sung tài liệu; hiện diện đầy đủ trong các phiên họp do cơ quan điều tra tiến hành.Cung cấp thông tin đầy đủ nhưng cần đảm bảo trong thời hạn quy định.

Thứ hai khi thuê luật sư kháng kiện, nên kết hợp cả công ty luật nước ngoài tại địa bàn nước khởi kiện và các công ty tư vấn luật tại Việt Nam. Việc thực hiện phương án trên sẽ khắc phục được hai vướng mắc sau: Thứ nhất, sẽ giảm được chi phí trong quá trình luật sư kháng kiện. Thứ hai, với sự kết hợp đó sẽ cung cấp được đầy đủ thông tin về hệ thống pháp luật của nước khởi kiện (do bên công ty luật tại nước khởi kiện cung cấp) cùng với hệ thống doanh nghiệp, thông lệ sản xuất tại Việt Nam (phía công ty luật Việt Nam cung cấp)39.

Thứ ba cần hợp tác chặt chẽ với đối tác nhập khẩu để đối phó chống lại vụ kiện. Bởi vì khi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị kiện và thua kiện thì phía nhà nhập khẩu sẽ gánh chịu những thiệt hại nhất định. Do đó, phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần liên hệ với đối tác nhập khẩu cùng tham gia trong quá trình vận động hành lang, lôi kéo người tiêu dùng ủng hộ hủy vụ án. Hoặc nhà nhập khẩu có thể chủ động vận động các nhà sản xuất ở nước nhập khẩu không tham gia ký vào đơn kiện, dẫn đến tình trạng số nhà sản xuất đi khởi kiện không thể đảm bảo tính đại diện cho số đông40 . Khi đó cơ quan điều tra sẽ đình chỉ, không xem xét vụ kiện41.

Thứ tư các doanh nghiệp nên xem xét giải pháp tăng giá xuất khẩu, cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt nam nâng giá bán cho nhà nhập khẩu nhằm xóa bỏ thiệt hại của việc bán phá giá. Biện này có ưu điểm là nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về cả biên độ phá giá và thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa. Tuy nhiên khả năng thành công khi áp dụng biện pháp này tùy từng thời điểm và tại những thị trường khác nhau.

Ở mỗi thị trường cần đặt trọng tâm đàm phán phù hợp. Ví dụ như trường hợp Trung Quốc tiến hành đàm phán với các nước khởi kiện và rút ra kinh nghiệm: ở thị trường khu vực Châu Á như Ấn Độ, Pakistan...đàm phán ở cấp Chính Phủ - Chính phủ

39

Đinh Thị Mỹ Loan (Bộ Thương Mại) . Chủ Động Ứng Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Gía Trong Thương Mại Quốc tế. NXB Lao Động- Xã Hội, tr. 83

40

Số doanh nghiệp khởi kiện có đại diện cho ít nhất 25% khối lượng sản xuất ở nước nhập khẩu. Và phải được các nhà sản xuất ở nước khởi kiện , chiếm ít nhất 50% khối lượng sản xuất, ủng hộ khởi kiện

41

Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong: Cẩm nang phòng ngừa & đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Nxb lao Động – Xã Hội, tr. 85.

sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Ngược lại, đối với khu vực thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ, đối thoại cấp doanh nghiệp – doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả hơn42.

Nếu việc đàm phán được thực hiện trước khi vụ kiện xảy ra và thành công, có thể đình chỉ được vụ kiện hoặc đẩy lùi thời gian khởi kiện giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị. Hoặc việc đàm phán tiến hành trong thời gian diễn ra vụ kiện nếu thành công thì vụ kiện được kết thúc sớm giảm được chi phí và thời gian cho việc hầu kiện, hơn nữa vẫn giữ được thị trường.

Tuy nhiên cam kết tăng giá xuất khẩu không phải là phương pháp hữu hiệu nhất. Do trong quá trình đàm phán, để đạt được sự chấp thuận từ phía nguyên đơn là điều khó. Với mục tiêu bù đắp lại những thiệt hại và xoá bỏ phá giá thì bên nguyên đơn sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu nước ngoài nâng giá lên mức độ phần trăm gần bằng biên độ phá giá mà phía nguyên đơn cáo buộc. Thêm vào đó các nhà xuất khẩu phải chấp nhận tuân thủ thêm rất nhiều các quy định, trình tự thủ tục khai báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nước khởi kiện). Vì vậy để đạt được những cam kết về giá với các doanh nghiệp nước nhập khẩu, thì họ nên hợp tác một cách thiện chí và tìm hiểu một cách cặn kẽ những lợi ích của các doanh nghiệ nước nhập khẩu. Việc đạt được những cam kết về giá và có thể thực hiện được phụ thuộc vào thái độ hợp tác cũng như hiểu rõ được những quyền lợi mà hai bên hướng đến.

42

Đinh Thị Mỹ Loan (Bộ Thương Mại) . Chủ Động Ứng Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Gía Trong Thương Mại Quốc tế. NXB Lao Động- Xã Hội, trang 81.

KẾT LUẬN

Ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu đã và đang trở thành ngành xuất khẩu mũi ngọn của Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long và đóng góp nguồn ngoại tệ lớn cho kinh tế nước nhà. Tuy nhiên đến năm 2002, mặt hàng cá tra và cá basa xuất khẩu vấp phải vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ. Vụ kiện này như hồi chuông cảnh tỉnh đối với Chính Phủ, các hiệp hội, giới doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa nhìn nhận lại về ngành nghề này. Và thực tế là, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa tại đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển thiếu ổn định và không bền vững. Đây là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc bị kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó một trong những nguyên nhân dẫn đến Việt Nam bị kiện và thua kiện là do những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa chưa chủ động nghiên cứu, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế.

Vì vậy thông qua việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của ADA cũng như vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa tại thị trường Hoa Kỳ và tìm hiểu thực trạng về ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa tại đồng bằng sông Cửu Long. Người viết đã đề xuất một số giải phápgiúp những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa có thể chủ động ứng phó với những vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế.

Các giải pháp này dựa trên những nền tảng như sau: Thứ nhất là những kiến thức chung nhất về lĩnh vực pháp luật chống bán phá qua việc nghiên cứu Hiệp định chống bán phá giá của WTO, đặc biệt là những phần Hiệp định chưa quy định rõ dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình áp dụng vào thực tiễn; Thứ hai là những kinh nghiệm thực tế từ việc tham gia vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ; Thứ ba từ việc tìm hiểu những vướng mắc hiện nay của ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa tại đồng bằng sông Cửu Long. Những giải pháp này giúp doanh nghiệp vừa có thể phòng tránh việc đối mặt với những vụ kiện, vừa có thể chủ động đối mặt khi vụ kiện xảy ra. Để các giải pháp trên mang tính khả thi, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp và những hiệp hội ngành hàng.

Nghiên cứu về những nguyên tắc chung trong ADA, đồng thời tìm hiểu vụ kiện tại thị trường Hoa Kỳ về mặt hàng cá tra và cá basa cũng như thực trạng của ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long, để từ đó đề ra những giải pháp cho giới doanh nghiệp chế biến và xhất khẩu cá tra và cá basa, chủ động ứng phó với những vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế. Đó là những nội dung chủ yếu mà người viết đã hướng tới trong toàn bộ đề tài này. Hy vọng

rằng, những gì mà đề tài này mang lại có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa vượt qua được rào cản chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, nhằm mở rộng những thị trường rộng lớn cho mặt hàng cá tra và cá basa khi hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ đó góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1.Hiệp định Chống bán phá giá của WTO (Anti – dumping Agreement).

2.Quyết định số 2203/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 12 năm 2009 quyết định phê duyệt đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Danh mục sách, báo, tạp chí

1.Đinh Thị Mỹ Loan: Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao động Xã hội - năm 2006

2.Võ Thanh Thu-Đoàn Thị Hồng Vân-Nguyễn Đông Phong: Cẩm nang phòng ngừa & đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, Nxb Lao động Xã hội – năm 2008

3.Nguyễn Ngọc Sơn: Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam-Những

vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội – năm 2005

4.Nguyễn Anh Tuấn: Gíao trình Tổ chức thương mại thế giới (WTO-OMC). Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội – năm 2008

5.Phan Trung Hiền: Để hoành thành tốt luận văn ngành Luật. Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội- năm 2009

6.Cao Nhất Linh-Diệp Ngọc Dũng: Tập bài giảng Tư pháp quốc tế-Khoa Luật-Trường Đại Học Cần Thơ – năm 2002

7.Việt Nam với WTO-Chuyên đề số 1, Nxb. Tư Pháp - năm 2007

8.Samantha Hidling-Jurgen Kurtz-Nicholson: Sổ tay về chống bán phá giá – thuộc Dự án “Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới: nâng cao năng lực trong lĩnh vực chống bán phá giá”_ là một dự án của Chính phủ Úc tài trợ thông qua Quỹ xây dựng năng lực có hiệu quả (CEG) – Hà nội tháng 11/2005

Danh mục các trang thông tin điện tử

1.Website Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn

2.Website của Thương Vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: http://www.vietnam-ustrade.org

3.Website cổng thông tin điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam http://baodientu.chinhphu.vn

4.Website về Chống bán phá giá – Chống Trợ Cấp – Biện pháp tự vệ của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam: http://chongbanphagia

5.Website WTO – Hội nhập kinh tế quốc tế của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam: http://trungtamwto.vn

6. Website Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trường

PHỤ LỤC

5

Cơ quan/cá nhân tiếp nhận đơn kiện tại các nước là thành viên của WTO -Tại Hàn Quốc: Uỷ ban Thương mại (Bộ TC-KT)

-Tại Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng cục nhập khẩu

-Tại Malaysia: Bộ trưởng phụ trách công nghiệp và thương mại quốc tế -Tại Hoa Kỳ: Bộ Thương Mại (DOC)

6

Cơ quan tiến hành điều tra chống bán phá giá tại các nước là thành viên của WTO:

-Tại Hoa K: cơ quan tiến hành điều tra hàng hoá nhập khẩu bị kiện bán phá giá là Bộ Thương Mại (DOC); cơ quan tiến hành điều tra thiệt hại của ngành sản xuất nội địa là Uỷ Nam Thương Mại Quốc Tế (ITC)

-Tại Cannada: cơ quan điều tra phá giá và ra quyết định cuối cùng về việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là Cục Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA); cơ quan chịu trách nhiệm về điều tra thiệt hại là Toà án Thương mại Quốc tế Canada (CITT)

-Tại Hàn Quốc: Cơ quan tiếp nhận đơn kiện, quyết định khởi xướng vụ kiện và chịu trách nhiệm điều tra bán phá giá và thiệt hại là Uỷ ban Thương mại (Bộ TC- KT); và Bộ trưởng Tài Chính-Kinh tế có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá

-Tại Indonesia: Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia - Bộ Thương mại và

Công nghiệp (bao gồm đại diện của Bộ Thương mại Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp; Nhóm Điều tra Chống bán phá giá chịu trách nhiệm hỗ trợ Uỷ ban này) là cơ quan ra quyết định khởi xướng điều tra, trực tiếp thực hiện việc điều tra, đề xuất giải pháp xử lý; Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp có thẩm quyền quyết định biện pháp chống bán phá giá (tạm thời và cuối cùng), cam kết về giá trên cơ sở đề xuất của Uỷ ban; Bộ trưởng Tài chính quyết định mức thuế chống bán phá giá thực thu trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng TM-CN

15

SQF: Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu cầu cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối với an toàn thực phẩm và chất lượng cũng như thẩm tra / giám sát các phương thức kiểm soát. SQF bao gồm SQF 2000cm và SQF 1000cm.

GlobalGap: Tiêu chuẩn GlobalGap là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản,..nói chung là lĩnh vực nông nghiệp. Và theo tiêu chuẩn GlobalGAP cá tra được nuôi theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc từ con giống, thức ăn, quản lý thuốc trị bệnh, có hệ thống ao lắng khi đưa nước vào và xử lý nước thải ra, bảo đảm vệ sinh môi trường…

HACCP: Đây là nguyên tắc được sử dụng trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. được Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) công nhận như hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩmHACCP được ứng dụng vào ngành thủy sản Việt Nam từ những năm 1990 do yêu cầu từ các quốc gia nhập khẩu thủy sản.

Tiêu chuẩn ASC của WWF: Đây là bộ tiêu chuẩn trong đó người nuôi cá, người chế biến, các cơ quan quản lý và một bên độc lập đứng ra chứng nhận dựa trên những nền tảng về bảo vệ loài thủy sản nuôi, những mối quan hệ về xã hội học, an sinh xã hội cũng như việc cung cấp nguồn dinh dưỡng hằng ngày cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của việt nam bị kiện bán phá giá bằng hiệp định chống bán phá (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)