CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN TRONG MỘT CA TRỰC DƯỚI ĐIỀU KIỆN

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải công nghiệp(vận hành, bảo dưỡng) (Trang 28)

KIỆN HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG

Phần này sẽ chỉ cho người vận hành cần phải xử lý có chất lượng tốt, đồng đều, thì tất cả những người vận hành theo ca kíp đều tuân theo một kế hoạch như nhau.

2.1. Kiểm tra ban đầu

Khi bắt đầu ở tất cả các ca, tổ vận hành phải thông qua các bước sau: Xem xét nhật ký

Có gì bất thường xảy ra không?

Kiểm tra lại tình trạng của bơm bùn hồi lưu và bơm bùn thải. Kiểm tra bằng trực quan quá trình bùn hoạt tính

Bể hiếu khí:

Có bất cứ bể nào nổi trên bề mặt bể thông khí không? Nếu có, bọt đó màu trắng, đen và độ dày của lớp bọt như thế nào?

Bể có được khuyấy trộn đều không? Màu bùn trong bể: vàng, đen, trắng đục? Mùi tanh hay thối?

Chất lượng dòng ra: Kiểm tra dòng ra từ bể lắng thứ cấp, dòng ra cần sạch và không có chất lơ lửng.

2.2. Ghi kết quả kiểm tra và bàn giao

Ghi chép lại kết quả quan sát được và kết quả phân tích thí nghiệm. Khi giao ca phải bàn giao lại cho người trực ca sau cụ thể. Đặc biệt nếu phát hiện ra điều gì bất thường trong ca trực của mình phải báo cáo cho người trực ca sau tiếp theo dõi và có biện pháp xử lý.

CHƯƠNG VII. BIỂU MẪU VẬN HÀNH

Nội dung Thông tin

1. Thời tiết 2. Tình trạng hoạt động của hệ thống 3. Công tác thí nghiệm

4. Vật tư hóa chất sử dụng 5. Bảo trì bảo dưỡng thiết bị 6. Lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý

Chỉ số đồng hồ ra cuối ca………. Thời gian ghi ……… Lưu lượng ra trung bình: ………

7. Bể điều hòa Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị pH pH 8. Bể thiếu khí Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị pH 10. Bể hiếu khí Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị pH SVI MLSS Màu bùn DO 11. Bể khử trùng Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị Thời gian Giá trị pH Javen cấp

13. Nhận xét kết quả vận hành

CHƯƠNG VIII. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG 1. NGUYÊN TẮC BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG

Mỗi một thiết bị phải có chế độ bảo dưỡng, bảo trì riêng.

Phương pháp bảo dưỡng đối với từng thiết bị được nêu rõ trong sách hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà sản xuất.

Phải thực hiện chế độ bảo dưỡng, thao tác tiến hành bảo dưỡng, thời gian cần bảo dưỡng thiết bị theo sách hướng dẫn vận hành thiết bị.

Việc đầu tiên khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị là đảm bảo nguồn điện cấp cho thiết bị đã được ngắt để đảm bảo về an toàn cho tính mạng và thiết bị.

Xem xét các tài liệu lưu trữ về các lần bảo trì, bảo dưỡng trước, tiến hành ghi chép sau lần bảo trì bảo dưỡng hiện tại.

2. NGUYÊN TẮC THÁO LẮP THIẾT BỊ

Do máy hỏng đột suất hay mang máy đi sửa chữa theo kế hoạch, trước khi tháo cần quan sát kỹ cụm máy và các thiết bị quan trọng để quan sát các lỗi hư hỏng và đưa ra biện pháp để sửa chữa. Trước khi tháo máy ra sửa chữa cần được chuẩn bị các chi tiết để thay thế , các dụng cụ và gá lắp cần thiết. Các bộ phận máy phải được lau chùi sạch dầu mỡ bụi bẩn trên máy. Để thuận tiện và tránh nhầm lẫn cho việc tháo lắp chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sau:

• Chỉ được phép tháo rời cơ cấu hay cụm máy nào đó khi cần sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu cụm máy đó.

• Trước khi tháo máy cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng thông qua bản vẽ thiết kế chi tiết của nhà sản suất đưa ra và phải được vạch kế hoạch tháo và tiến độ bảo dưỡng sửa chữa. Nếu máy không có bản vẽ thì trong quá trình tháo phải lập được sơ đồ động cơ của

máy, nếu máy phức tạp thì phải thành lập được sơ đồ tháo cho máy để tránh nhầm lần trong quá trình tháo.

• Trong quá trình tháo cần định các hư hỏng của các chi tiết, lập phiếu sửa chữa trong đó phải ghi tình trạng và nguyên nhân hư hỏng của thiết bị đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Thường tháo từ các nắp che, bảo vệ máy để có chỗ tháo các chi tiết bên trong, khi lắp thì ngược lại.

• Khi tháo các cụm máy cần phải đánh dấu bằng ký hiệu riêng, nếu không cần thiết giữ nguyên vị trí tương quan giữa các chi tiết.

• Mọi chi tiết tháo ra phải phù hợp với phiếu sửa chữa đó đưa ra.

• Để tháo các chi tiết như bánh đai, trục, vũng bi, bánh răng cần phải dùng các dụng cụ chuyên dụng như vam 3 càng, máy ép thủy lực, hoặc các dụng cụ chuyên dụng để tháo. • Khi không thể dùng vam hay máy ép ta có thể dùng búa tạ thông qua dụng cụ như tông đồng, gỗ để tháo. Để tháo các chi tiết nặng cần phải có thiết bị nâng hạ như cần trục mát nâng chuyên dụng hoặc pa lăng xích để tháo.

3. DANH SÁCH CÁC HẠNG MỤC CHÍNH CẦN KIỂM TRA HÀNG NGÀY

STT Hạng mục Lỗi Biện pháp

1 Bồn hóa

chất

Rò rỉ Tìm rõ nguyên nhân, thay thế

Kiểm tra lượng hóa chất còn

lại Kiểm tra điền hóa chất

2 Van

Rò rỉ

Kiểm tra vặn chặt các con vít đối với van kim loại, Thay thế đối với van nhựa

3 Ống Biến dạng

Ước định khả năng chịu áp, thay thế nếu cần thiết

Rò rỉ

Hàn nối lại đối với ống kim loại, thay thế đối với ống nhựa 4 Kệ đỡ, gối

đỡ Lỏng Kiểm tra siết chặt

5 Tủ điện

Sự rung động hoặc vật lạ vướng vào công tắc và rơ le bổ trợ

Siết chặt lại tiếp điểm, lấy vật lạ ra, thay thế nếu cần thiết

Nhiệt độ tăng bất thường trong tủ

Nếu vượt quá 40 độ C tìm rõ nguyên nhân để xử lý

Mối nối, đầu cos không chặt Xiết chặt hoặc bấm lại đầu cos 6 Bể thiếu,

hiếu khí

Bùn dư không được xả, chất lượng bùn kém khó lắng

Kiểm tra SV30 xả bùn nếu SV30 > 600ml

4. DANH SÁCH CÁC HẠNG MỤC CHÍNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG THEO ĐỊNH KỲ ĐỊNH KỲ

STT Hạng mục Chu kỳ Biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Máy thổi khí

4 năm Thay bánh răng, thay thế giảm thanh đầu hút, đẩy, thay thế nối mềm 2 năm Thay đệm, thay ổ bi, vệ sinh vỏ máy

Hàng năm Thay dây đai

Hàng tuần Theo dõi mức dầu, theo dõi áp

Định kỳ 3 tháng

Kiểm tra van an toàn, kiểm tra điện trở cách điện, kiểm tra sức căng dây đai, thay dầu mỡ

2 Bơm chìm Hàng tuần Vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra cánh bơm và điện trở cách điện

3 Máy khuấy chìm Hàng năm Kiểm tra sự mài mòn, đại tu hoặc thay thế nếu cần thiết, thay dầu định kỳ 4 Bơm định lượng Hàng tuần Kiểm tra vệ sinh dầu hút, đẩy

5

Máy khấy hóa chất, khuấy trục đứng

Định kỳ 3 tháng Thay nhớt mỡ tương ứng, kiểm tra độ ăn mòn của cánh khuấy

CHƯƠNG IX. CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN 1.pH

Lấy vào cốc đong khoảng 50ml nước mẫu cần đo pH dùng 1 mẩu giấy quỳ nhúng vào cốc nước mẫu sau khoảng 2 phút lấy mẩu giấy quỳ ra so sánh với bảng thang màu trên bao bì của hộp giấy qùy để xác định pH

Tương ứng với màu với màu sắc của giấy quỳ ta sẽ có được giá trị pH tương ứng từ 1 -13 theo thang màu trên.

2. DO

Thiết bị đo DO cầm tay

Thiết bị đo DO cầm tay được sử dụng rộng rãi thích hợp để đo nhanh thông số DO, lấy mẫu nước khoảng 50ml vào cốc đong sau đó bật máy đo nhúng đầu đo vào cốc nước mẫu và đọc giá trị.

3. SVI

Dùng cốc đong 1000ml như hình trên cho lấy nước mẫu từ bể hiếu khí định mức lên 1000ml để lắng tĩnh trong 30p. Phần chất lơ lửng lắng xuống dưới sau 30p ta xác định được chỉ số:

SVI (ml/g) = (Thể tích bùn lắng sau 30 phút (ml/l) x 1000)/ MLSS(mg/l) Trong đó:

MLSS: nồng độ bùn hoạt tính trong dung dịch, thông thường nồng độ bùn hoạt tích trong nước thải sinh hoạt thường 3000 - 5000 mg/l

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải công nghiệp(vận hành, bảo dưỡng) (Trang 28)